
Viết lại sách giáo khoa, tăng gấpđôi thời lượng và thực hiện giảng dạy ngoại ngữ chính thức ngay ở bậc tiểuhọc... là những điểm mới đang gây nhiều ý kiến tranh luận về tính khả thi của đềán dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2006-2015 vừađược Bộ GD-ĐT trình Chính phủ. Phóng viên Báo SGGP đã có cuộc trao đổi vớiPGS-TS Nguyễn Lộc, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược và Chương trình giáo dục –đơn vị chủ trì soạn thảo đề án, xung quanh những vấn đềnày.
- Phóng viên: Dạy vàhọc ngoại ngữ trong nhà trường hiện nay đang tồn tại một hiện tượng “kỳ lạ” làhọc sinh – sinh viên học xong mà không thể sử dụng ngoại ngữ làm công cụ giaotiếp. Vì sao lại có hiện tượng này, thưa ông?

- PGS-TS NGUYỄN LỘC: Đúng là hiện nay,trình độ ngoại ngữ của học sinh, sinh viên Việt Nam nhìn chung còn thấp, chưa đủnăng lực sử dụng ngoại ngữ làm công cụ giao tiếp; phần lớn sinh viên chưa có khảnăng sử dụng ngoại ngữ để tham khảo, nghiên cứu tài liệu nước ngoài hoặc theohọc các chương trình đào tạo bằng tiếng nước ngoài; ngoại ngữ cũng là điểm yếucủa lực lượng lao động Việt Nam. Những hạn chế này là sự tổng hợp bởi nhiềunguyên nhân.
Trong đó, căn bản nhất là việc dạy và học ngoại ngữ ở cáccấp học và trình độ đào tạo chưa có định hướng mục tiêu cụ thể về năng lực ngoạingữ, thiếu tính liên tục, liên thông. Nhận thức của các cơ quan chỉ đạo, quản lýviệc dạy và học ngoại ngữ còn hạn chế, đều cho rằng đó là “môn có thì phải học”.Hai lần trình bày đề án trước Chính phủ, Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm đều nhấnmạnh đến việc thay đổi tư duy, nhận thức về vai trò, vị trí của việc dạy và họcngoại ngữ.
- Vậy đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệthống giáo dục quốc dân giai đoạn 2006-2015 sẽ có thay đổi lớn không, thưaông?
- Đề án dạy và học ngoại ngữ mà Bộ GD-ĐT vừa trình Chính phủ sẽđổi mới toàn bộ hệ thống giảng dạy ngoại ngữ từ trước đến nay, từ chương trình,sách giáo khoa, phương pháp dạy và học, kiểm tra, đánh giá đến việc đảm bảo đủđội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất phục vụ dạy và học ngoại ngữ... Thời lượng họcngoại ngữ sẽ tăng gần gấp đôi, từ 700 tiết hiện nay (chương trình 7 năm) lên1.300 tiết. Vì tăng thời lượng nên buộc chúng tôi phải thiết kế chương trình kéoxuống thêm ở bậc tiểu học và gọi đó là chương trình 10 năm. Đây là điểm khá mớimẻ trong đề án: việc dạy ngoại ngữ sẽ bắt đầu từ lớp 3 với thời lượng 4tiết/tuần; THCS: 4 tiết/tuần và THPT sẽ học 3 tiết/tuần.
- Tuynhiên, việc dạy ngoại ngữ ở bậc tiểu học vẫn còn nhiều ý kiến trái ngược nhau,đặc biệt là sau khi Bộ GD-ĐT vừa mới quyết định thực hiện giảm tải ở bậc họcnày?
- Đúng là việc dạy ngoại ngữ ở bậc tiểu học cònnhiều ý kiến trái chiều và tôi cho rằng sẽ không bao giờ kết thúc. Còn quan điểmcủa chúng tôi – những người soạn thảo đề án là tận dụng mọi cơ hội để có thể đảmbảo được thời lượng giảng dạy ngoại ngữ, vì không thể tăng thêm tiết ở bậc THCSvà THPT được nữa. Nhiều công trình nghiên cứu đã cho thấy ở bậc tiểu học, các emhọc sinh có thể học được và học tốt ngoại ngữ.
Tất nhiên, 4 tiết/tuần làthời lượng khá nhiều đối với bậc tiểu học. Nhưng xu thế hiện nay ở hầu hết cácnước là thực hiện học 2 buổi/ngày. Việt Nam cũng buộc phải thực hiện việc nàynếu không muốn tụt hậu, còn quá tải lại là chuyện khác.
- Thưaông, tăng thời lượng giảng dạy ngoại ngữ chắn chắn sẽ đòi hỏi có thêm giáo viên.Chưa bàn đến chất lượng, liệu chúng ta đã có đủ số lượng giáo viên ngoại ngữ đểthực hiện việc đổi mới này?
- Khi tăng gấp đôi thời lượng giảng dạyngoại ngữ, ước tính số giáo viên cũng phải tăng gấp đôi trong vòng 10 năm tới.Nhiệm vụ quan trọng mà Bộ GD-ĐT phải tập trung giải quyết là tạo cơ chế chínhsách để các trường, trước hết là các trường phổ thông (tập trung chủ yếu ở cấptiểu học và THCS) được bổ sung đủ số giáo viên ngoại ngữ. Trong giai đoạn từ năm2008-2016, số lượng giáo viên ngoại ngữ cần bổ sung lên tới 44.000 người.
Cụ thể, đối với bậc tiểu học, đảm bảo có 9.100 giáo viên cho năm học2008-2009, sau đó, bổ sung thêm 16.600 giáo viên vào năm học 2010-2011, đến năm2015-2016 sẽ phải bổ sung thêm 11.600 giáo viên... Bên cạnh đó, Bộ GD-ĐT cũngkhuyến khích và tạo cơ chế cho các trường được mời hoặc tuyển dụng các giáo viênlà người Việt Nam đang sống ở nước ngoài hoặc người nước ngoài; khuyến khích sửdụng các giáo viên ngoại ngữ do các tổ chức tình nguyện của các nước như Anh,Mỹ, Australia... cung cấp.
- Xin cảm ơnông
ĐINHLAN