Biện pháp này sẽ siết chặt thêm lệnh trừng phạt của Mỹ với Triều Tiên và làm gia tăng căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên.
Quyết định nhắm đến bên thứ ba
Theo Reuters, Bộ Tài chính Mỹ sẽ công bố các lệnh trừng phạt bổ sung đối với Triều Tiên vào ngày 21-11 (giờ Washington). Quyết định của Tổng thống Donald Trump được đưa ra một tuần sau chuyến đi kéo dài 12 ngày tới 5 nước châu Á, trong đó vấn đề hạt nhân của Triều Tiên là trọng tâm trong các cuộc đàm phán. Nói với các phóng viên tại Nhà Trắng, Tổng thống Donald Trump khẳng định: “Ngoài việc đe dọa thế giới với vũ khí hạt nhân, Triều Tiên đã liên tục ủng hộ các hành động khủng bố quốc tế, bao gồm cả vụ ám sát ở nước ngoài”. Theo Ngoại trưởng Rex Tillerson, biện pháp mới sẽ giúp ngăn cản các bên thứ ba ủng hộ Bình Nhưỡng. Hiện trong danh sách các nước tài trợ cho khủng bố của Mỹ có Iran, Sudan và Syria.
Triều Tiên từng bị đưa vào danh sách các nước tài trợ khủng bố do Mỹ đặt ra sau vụ đánh bom chuyến bay của hãng hàng không Hàn Quốc Korean Air vào năm 1987 làm 115 người trên máy bay thiệt mạng. Tuy nhiên, chính quyền của cựu Tổng thống George W. Bush đã đưa Bình Nhưỡng ra khỏi danh sách này năm 2008 để đổi lấy tiến bộ trong các cuộc đàm phán phi hạt nhân hóa.
Phản ứng về quyết định này, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un khẳng định các lệnh trừng phạt không thể khuất phục người dân nước này mà trái lại, càng thôi thúc họ mạnh mẽ hơn trong sự nghiệp phát triển đất nước của mình. KCNA thông tin về nhận định trên của nhà lãnh đạo Triều Tiên ít giờ sau khi chính quyền của Tổng thống Mỹ Donal Trump đưa Bình Nhưỡng vào danh sách các nhà nước tài trợ cho khủng bố, một động thái nhằm siết chặt trừng phạt.
Phản ứng quốc tế
Hàn Quốc và Nhật Bản ngày 21-11 đã hoan nghênh Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa Triều Tiên trở lại danh sách các nước tài trợ khủng bố và cho rằng điều này sẽ gây áp lực lên Bình Nhưỡng để phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên. Theo Kyodo, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cho biết: “Tôi hoan nghênh và ủng hộ quyết định gây áp lực lên Triều Tiên”. Bộ Ngoại giao Hàn Quốc hy vọng việc đưa Bình Nhưỡng trở lại danh sách các nước tài trợ khủng bố sẽ góp phần vào việc phi hạt nhân hóa Triều Tiên và tiếp tục tìm cách đưa Triều Tiên trở lại bàn đàm phán. Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull cũng ủng hộ quyết định của Tổng thống Mỹ Donald Trump và nói rằng động thái này là phù hợp với những nỗ lực quốc tế về giải quyết vấn đề hạt nhân của Triều Tiên. Trung Quốc thì hy vọng tất cả các bên có thể giải quyết vấn đề Triều Tiên một cách hòa bình.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, việc Mỹ đưa Triều Tiên trở lại danh sách nói trên chỉ mang tính biểu tượng vì Triều Tiên đã bị Mỹ áp dụng triệt để tất cả các biện pháp cấm vận. Một số chuyên gia cho rằng, Triều Tiên không đủ các tiêu chí do Mỹ đưa ra vì thiếu bằng chứng cho thấy quốc gia này “nhiều lần hỗ trợ các hành động khủng bố quốc tế”. Một viên chức tình báo Mỹ theo dõi Triều Tiên đánh giá quyết định này cũng có thể làm suy yếu nỗ lực của Tổng thống Donald Trump nhằm kêu gọi sự hợp tác của Trung Quốc trong việc gây áp lực lên Triều Tiên để ngăn chặn các cuộc thử nghiệm tên lửa đạn đạo và hạt nhân. Điều đó cũng sẽ ngăn cản các cuộc đối thoại giữa Mỹ với Triều Tiên mà Trung Quốc và nhiều nước khác đang thúc giục. Ông Robert Gallucci, nhà đàm phán chính của Mỹ trong cuộc khủng hoảng hạt nhân Triều Tiên năm 1994, nói: “Tôi không thấy điều này có ích gì và nó có thể chỉ là một tính toán sai lầm nghiêm trọng”.
Quyết định nhắm đến bên thứ ba
Theo Reuters, Bộ Tài chính Mỹ sẽ công bố các lệnh trừng phạt bổ sung đối với Triều Tiên vào ngày 21-11 (giờ Washington). Quyết định của Tổng thống Donald Trump được đưa ra một tuần sau chuyến đi kéo dài 12 ngày tới 5 nước châu Á, trong đó vấn đề hạt nhân của Triều Tiên là trọng tâm trong các cuộc đàm phán. Nói với các phóng viên tại Nhà Trắng, Tổng thống Donald Trump khẳng định: “Ngoài việc đe dọa thế giới với vũ khí hạt nhân, Triều Tiên đã liên tục ủng hộ các hành động khủng bố quốc tế, bao gồm cả vụ ám sát ở nước ngoài”. Theo Ngoại trưởng Rex Tillerson, biện pháp mới sẽ giúp ngăn cản các bên thứ ba ủng hộ Bình Nhưỡng. Hiện trong danh sách các nước tài trợ cho khủng bố của Mỹ có Iran, Sudan và Syria.
Triều Tiên từng bị đưa vào danh sách các nước tài trợ khủng bố do Mỹ đặt ra sau vụ đánh bom chuyến bay của hãng hàng không Hàn Quốc Korean Air vào năm 1987 làm 115 người trên máy bay thiệt mạng. Tuy nhiên, chính quyền của cựu Tổng thống George W. Bush đã đưa Bình Nhưỡng ra khỏi danh sách này năm 2008 để đổi lấy tiến bộ trong các cuộc đàm phán phi hạt nhân hóa.
Phản ứng về quyết định này, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un khẳng định các lệnh trừng phạt không thể khuất phục người dân nước này mà trái lại, càng thôi thúc họ mạnh mẽ hơn trong sự nghiệp phát triển đất nước của mình. KCNA thông tin về nhận định trên của nhà lãnh đạo Triều Tiên ít giờ sau khi chính quyền của Tổng thống Mỹ Donal Trump đưa Bình Nhưỡng vào danh sách các nhà nước tài trợ cho khủng bố, một động thái nhằm siết chặt trừng phạt.
Phản ứng quốc tế
Hàn Quốc và Nhật Bản ngày 21-11 đã hoan nghênh Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa Triều Tiên trở lại danh sách các nước tài trợ khủng bố và cho rằng điều này sẽ gây áp lực lên Bình Nhưỡng để phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên. Theo Kyodo, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cho biết: “Tôi hoan nghênh và ủng hộ quyết định gây áp lực lên Triều Tiên”. Bộ Ngoại giao Hàn Quốc hy vọng việc đưa Bình Nhưỡng trở lại danh sách các nước tài trợ khủng bố sẽ góp phần vào việc phi hạt nhân hóa Triều Tiên và tiếp tục tìm cách đưa Triều Tiên trở lại bàn đàm phán. Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull cũng ủng hộ quyết định của Tổng thống Mỹ Donald Trump và nói rằng động thái này là phù hợp với những nỗ lực quốc tế về giải quyết vấn đề hạt nhân của Triều Tiên. Trung Quốc thì hy vọng tất cả các bên có thể giải quyết vấn đề Triều Tiên một cách hòa bình.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, việc Mỹ đưa Triều Tiên trở lại danh sách nói trên chỉ mang tính biểu tượng vì Triều Tiên đã bị Mỹ áp dụng triệt để tất cả các biện pháp cấm vận. Một số chuyên gia cho rằng, Triều Tiên không đủ các tiêu chí do Mỹ đưa ra vì thiếu bằng chứng cho thấy quốc gia này “nhiều lần hỗ trợ các hành động khủng bố quốc tế”. Một viên chức tình báo Mỹ theo dõi Triều Tiên đánh giá quyết định này cũng có thể làm suy yếu nỗ lực của Tổng thống Donald Trump nhằm kêu gọi sự hợp tác của Trung Quốc trong việc gây áp lực lên Triều Tiên để ngăn chặn các cuộc thử nghiệm tên lửa đạn đạo và hạt nhân. Điều đó cũng sẽ ngăn cản các cuộc đối thoại giữa Mỹ với Triều Tiên mà Trung Quốc và nhiều nước khác đang thúc giục. Ông Robert Gallucci, nhà đàm phán chính của Mỹ trong cuộc khủng hoảng hạt nhân Triều Tiên năm 1994, nói: “Tôi không thấy điều này có ích gì và nó có thể chỉ là một tính toán sai lầm nghiêm trọng”.