Chi phí logistics chiếm 25% GDP của Việt Nam

Ngày 7-12, tại hội nghị “Nâng cao năng lực hậu cần hỗ trợ phát triển kinh doanh và xuất khẩu” do Cục Quản lý cạnh tranh Bộ Công thương tổ chức, các chuyên gia cho rằng, trung bình mỗi năm các doanh nghiệp Việt Nam tiêu tốn chi phí tương đương 25% GDP cho dịch vụ logistics. Mức chi phí này cao hơn rất nhiều so với các nước, như Thái Lan chỉ khoảng 19%, Trung Quốc 18%, Nhật Bản 11%, Singapore 8% và Mỹ là 7,7%.

(SGGP).- Ngày 7-12, tại hội nghị “Nâng cao năng lực hậu cần hỗ trợ phát triển kinh doanh và xuất khẩu” do Cục Quản lý cạnh tranh Bộ Công thương tổ chức, các chuyên gia cho rằng, trung bình mỗi năm các doanh nghiệp Việt Nam tiêu tốn chi phí tương đương 25% GDP cho dịch vụ logistics. Mức chi phí này cao hơn rất nhiều so với các nước, như Thái Lan chỉ khoảng 19%, Trung Quốc 18%, Nhật Bản 11%, Singapore 8% và Mỹ là 7,7%.

Điều này xuất phát từ năng lực ngành logistics của Việt Nam còn kém. Các doanh nghiệp nội hoạt động trong lĩnh vực này chủ yếu là vận chuyển thông thường mà thiếu sự chuyên nghiệp trong việc tư vấn, kết nối với các thị trường thế giới. Một số ít các doanh nghiệp kết nối với thị trường thế giới nhưng thông qua các đại lý của các công ty nước ngoài. Mặt khác, nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistic không đảm bảo uy tín khi thực hiện chuyển giao hàng, gây thiệt hại cho doanh nghiệp xuất khẩu. Ông Thế Lãm, đại diện Công ty Xuất nhập khẩu Bảo Thanh, đơn cử trường hợp của công ty, chuyên xuất khẩu mặt hàng thanh long sang thị trường châu Âu. Cái khó của doanh nghiệp là không thể kiểm soát, quản  lý được quá trình vận chuyển sản phẩm của các doanh nghiệp vận tải. Công ty Bảo Thanh đã đầu tư rất nhiều cho khâu đóng gói, bảo quản và chấp nhận chi phí cao cho dịch vụ vận tải trong quá trình xuất khẩu sản phẩm. Tuy nhiên, nhiều lần công ty vẫn bị trả hàng về do chất lượng không đảm bảo.

Tìm hiểu nguyên nhân thì được biết, trong quá trình vận chuyển, các tài xế đã tắt máy lạnh để giảm mức tiêu thụ xăng dầu thay vì phải duy trì bảo quản sản phẩm ở mức 50C. Công ty kiến nghị các cơ quan chức năng cần phải có biện pháp kiểm tra chặt chẽ hơn khâu vận chuyển này để giảm thiệt hại cho doanh nghiệp. Ngoài ra, cũng cần đẩy mạnh cải cách thủ tục thông quan tại các chi cục hải quan để đảm bảo ổn định tiến độ thời gian và chất lượng hàng hóa khi giao hàng.

XUÂN - THANH

Tin cùng chuyên mục