“Chiếc phanh” của Italy

Trường hợp bệnh nhân viêm phổi Giulio Macio tử vong do dịch Covid-19 trong khu cách ly đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về vấn đề tiêm chủng ở Italy. 

Cuộc điều tra về cái chết của ông này cho thấy một nhóm 19 bệnh nhân và nhân viên y tế tại Bệnh viện San Martino ở Genoa đã từ chối tiêm vaccine.

Ngay sau vụ việc là đợt bùng phát lây nhiễm tại các bệnh viện và nhà chăm sóc ở Italy, phần lớn liên quan tới làn sóng nhân viên y tế từ chối tiêm vaccine. Chính phủ Italy phải thông qua luật khẩn cấp để bắt buộc tiêm vaccine đối với tất cả nhân viên chăm sóc sức khỏe. Những người từ chối tiêm vaccine có thể phải chuyển sang một công việc khác không có nguy cơ lây nhiễm hoặc bị đình chỉ không lương trong tối đa 1 năm. Rome cho biết các quy định nhằm “bảo vệ cả nhân viên y tế và những người ở trong môi trường có thể tiếp xúc nhiều hơn với nguy cơ nhiễm bệnh”.

Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Cailungo, San Marino, Italy. Ảnh: AFP/TTXVN
Nhưng để thực thi luật không dễ, ngay cả khi Italy đang là nước bị ảnh hưởng nặng nhất trong Liên minh châu Âu. Chính quyền thủ đô Rome phải đối mặt với sự phản kháng quyết liệt từ các nhóm chống vaccine có nguồn gốc sâu xa của nước này, vốn đã được cổ vũ một phần bởi các lực lượng chính trị dân túy.


Một nhóm gồm 10 chuyên gia chăm sóc sức khỏe ở Nam Tyrol công bố một video trên mạng xã hội cảnh báo về vaccine và quảng cáo các liệu pháp thay thế như vitamin C, D và kẽm. Một trong những bác sĩ của nhóm này, Roberto Cappelletti, khẳng định rằng quan điểm của ông bắt nguồn sâu xa từ khoa học. Theo ông này, “đây là những vaccine thử nghiệm. Chúng ta không biết nhiều về những ảnh hưởng lâu dài. Liệu nó có thể gây ra các bệnh tự miễn dịch hoặc các bệnh thoái hóa có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe”. Những người chỉ trích luật mới còn đặt câu hỏi về tính hợp pháp của việc chỉ buộc một số nhân viên tiêm vaccine cũng như nêu ra các vấn đề về quyền riêng tư và quyền hiến định từ chối điều trị y tế. Theo các bác sĩ, thực tế của việc chuyển bác sĩ đến các vị trí khác có thể rất khó khăn. “Nó phụ thuộc vào số lượng, nếu thuyên chuyển 20 hoặc 30 nhân viên tại một bệnh viện sẽ gây ra khủng hoảng”.

Trong khi đó, Roberto Burioni, nhà virus học tại Đại học San Raffaele ở Milan, cho rằng, một người chưa được tiêm chủng cũng có thể gây ra một đợt bùng phát gây tử vong: “Tiêm chủng là vấn đề mang tính nguyên tắc. Bạn không thể lái xe nếu bạn không tin vào hệ thống phanh”.

Tin cùng chuyên mục