Chọn mua phụ tùng xe máy: Người đi sửa xe cần phải biết chất lượng sản phẩm

Đối với nhiều người sử dụng xe máy, chọn thay thế các món phụ tùng trên xe khi xe bị hỏng, nhất là phần trong động cơ là một “thách thức” thật sự. Nhiều người, nhất là giới nữ chọn giải pháp phó mặc cho thợ tùy hỷ sửa chữa. Việc này đôi khi khiến hiệu quả sử dụng của chiếc xe sau khi sửa không tốt, khiến người sử dụng “rầu thúi ruột”. Để giúp bạn đọc có thêm thông tin trong việc chọn phụ tùng, trung tâm Microtech cung cấp một vài thông tin về các loại phụ tùng được sản xuất trong nước nhưng chất lượng, chứ không phải cứ hàng ngoại là tốt.
Chọn mua phụ tùng xe máy: Người đi sửa xe cần phải biết chất lượng sản phẩm

Đối với nhiều người sử dụng xe máy, chọn thay thế các món phụ tùng trên xe khi xe bị hỏng, nhất là phần trong động cơ là một “thách thức” thật sự. Nhiều người, nhất là giới nữ chọn giải pháp phó mặc cho thợ tùy hỷ sửa chữa. Việc này đôi khi khiến hiệu quả sử dụng của chiếc xe sau khi sửa không tốt, khiến người sử dụng “rầu thúi ruột”. Để giúp bạn đọc có thêm thông tin trong việc chọn phụ tùng, trung tâm Microtech cung cấp một vài thông tin về các loại phụ tùng được sản xuất trong nước nhưng chất lượng, chứ không phải cứ hàng ngoại là tốt.

Bình xăng con

Hiện nay, nếu nói đến bộ chế hòa khí hay còn được gọi là bình xăng con, thì hơn 90% sản phẩm bán trên thị trường được sản xuất trong nước. Thế nhưng   đa số đều được quảng cáo là hàng liên doanh, hàng “anpha” (ý nói được sử dụng trên chiếc Wave anpha của Honda)…Chất lượng bình xăng nhìn chung đều sử dụng tốt. Duy chỉ có một thực tế là, có nhiều trường hợp khi sử dụng, bảo hành, bảo trì không đúng để chảy xăng, mất la-ren-ti. Theo các chuyên gia kỹ thuật, việc không có la-ren-ti hay chảy xăng dư thường phụ thuộc vào tay nghề chỉnh của thợ chứ không phải vì bình kém chất lượng. Để người tiêu dùng cập nhật thông tin về giá cả, giá bán đa số trên 200.000đ/bình.

Tay dên (tay biên, tức trục khuỷu)

Hiện có một vài nhà máy tại các KCN phía Bắc sản xuất. Có chất lượng và mẫu mã khá tốt. Thậm chí “hao hao” giống hàng zin nên thường được bán dưới mác zin, hay theo xe. Hầu như không ai dám nói thật về xuất xứ của chúng vì nếu không sẽ sợ người tiêu dùng ngại chẳng dám mua. Giá bán từ 500.000đ trở lên.

Bộ ly hợp (bộ nồi)

Phần lớn được sản xuất tại Việt Nam và nhập khẩu từ một số nhà sản xuất có thương hiệu ở Trung Quốc. Sản phẩm trong nước thường được chế tạo tại các nhà máy qui mô như Lifan Việt Nam, T&T,… Còn hàng Trung Quốc thường chia làm 2 dạng tùy theo mẫu mã: hàng “đẹp” thường được “nâng cấp” thành hàng anpha, Daelim…, hàng “kém” thì được thẳng thắn bảo là hàng “Tàu”, không bao xài. Giá bán dao động từ 500.000đ đến hơn 1.000.000 đồng/bộ.

Nhìn chung, nắm bắt tâm lý khách sợ hàng “lô” (ý nói hàng trong nước chất lượng không cao) không bền, chẳng thà tốn kém một lần còn hơn mua hàng kém… Chính vì vậy phần lớn người bán phụ tùng hay cứ “lập lờ” ít khi nói thật nguồn góc sản phẩm, hoặc nếu có thì cứ nói đại là hàng liên doanh hàng nhập khẩu. Vì trên thực tế  ít người rành giá bán nên các món hàng trên thường được định giá theo kiểu “nhìn mặt mà hét giá thành”.

Để hỗ trợ người tiêu dùng mua và sử dụng đúng chất lượng sản phẩm phụ tùng, Trung tâm Microtech hiện đang phân phối và giới thiệu các mặt hàng phụ tùng xe máy được sản xuất tại Việt Nam, có chất lượng, giá thành phù hợp. Chẳng hạng như nhông sên dĩa MT 10 ly phù hợp cho hầu hết các dòng xe máy trên thị trường. Người tiêu dùng có nhu cầu thay thế phụ tùng xin liên hệ điện thoại: 0903.048.768 để được tư vấn thêm.

Tổ TVKT

Tin cùng chuyên mục