Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dự lễ kỷ niệm 40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam

Chiều 14-11, tại Hà Nội, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dự Lễ kỷ niệm 40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20-11-1982 _ 20-11-2022) của Trường đại học Kinh tế quốc dân. 
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc chúc mừng các nhà giáo nhân dân. Ảnh: TTXVN
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc chúc mừng các nhà giáo nhân dân. Ảnh: TTXVN

Cùng dự có nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Ngô Văn Dụ; Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành; các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng cùng đông đảo giảng viên, cán bộ và sinh viên nhà trường.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dự lễ kỷ niệm 40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam ảnh 1 Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dự Lễ kỷ niệm 40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam tại Trường Đại học Kinh tế quốc dân. Ảnh: QUẾ SƠN 

Phát biểu tại lễ kỷ niệm, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, nhiệm vụ của các trường đại học đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, là nơi bồi dưỡng nhân tài, có vai trò, trách nhiệm to lớn trong hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, ghi nhận những thành tựu giáo dục đại học. Song Chủ tịch nước cũng chỉ rõ những tồn tại, hạn chế trong phát triển giáo dục đại học. Do đó, Chủ tịch nước đề nghị Đại học Kinh tế quốc dân và các trường đại học cần đổi mới căn bản mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo, giáo trình và nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên, đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dự lễ kỷ niệm 40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam ảnh 2 Quang cảnh lễ kỷ niệm. Ảnh: QUẾ SƠN

Chủ tịch nước cho rằng, mỗi cơ sở giáo dục đại học phải thật sự trở thành lực lượng tiên phong trong phát triển khoa học công nghệ và đổi mới, sáng tạo gắn với nhu cầu của xã hội và xu thế phát triển khoa học công nghệ trên thế giới, đặc biệt chú trọng thực hiện đồng bộ các giải pháp để nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động nghiên cứu và tư vấn. 

Bên cạnh tăng số lượng các công bố kết quả nghiên cứu trên các tạp chí quốc tế uy tín nhằm cải thiện thứ bậc trong xếp hạng đại học của các tổ chức quốc tế, các cơ sở giáo dục đại học thực hiện các nghiên cứu khoa học. Các nhà khoa học, các giảng viên cần tiếp tục nghiên cứu, đóng góp cho lãnh đạo Đảng, Nhà nước những phương án, cơ sở lý luận và thực tiễn để điều hành kinh tế đất nước thành công như mục tiêu Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đã đề ra.

Cùng với đó, các cơ sở giáo dục đại học cần phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên có bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, trách nhiệm nghề nghiệp, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng sư phạm, tạo điều kiện thuận lợi để mỗi giáo viên cống hiến trong hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng công tác. Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm đổi mới và hoàn thiện cơ chế, chính sách, trong đó có chính sách đãi ngộ cả về vật chất, tinh thần, để thúc đẩy nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, để mỗi giáo viên yên tâm gắn bó với nghề và cống hiến hết sức mình cho sự nghiệp trồng người.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dự lễ kỷ niệm 40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam ảnh 3 Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc trao tặng Huân chương Lao động hạng Ba cho tập thể và các cá nhân của trường. Ảnh: QUẾ SƠN.

Đồng tình với phương hướng phát triển giai đoạn 2021-2030 của trường, việc xây dựng và chuyển đổi mô hình tổ chức thành đại học với 3 cấp là hướng đi phù hợp với yêu cầu xây dựng cơ sở giáo dục đại học đa ngành được quy định trong Luật Giáo dục đại học, Chủ tịch nước đề nghị trường phát triển và nâng tầm hiện đại các ngành, các lĩnh vực có thế mạnh của trường. Đồng thời từng bước mở rộng các lĩnh vực ngành đào tạo mới; phát triển mạnh ngành công nghệ thông tin, tập trung vào định hướng chuyển đổi số, ứng dụng dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo trong quản lý kinh tế và kinh doanh. Trong quá trình thực hiện chuyển đổi mô hình phát triển cần đặc biệt chú ý làm tốt công tác tư tưởng, chủ động giải quyết các vấn đề phát sinh, giữ vững được sự đoàn kết nhất trí trong tập thể sư phạm nhà trường vì mục tiêu phát triển có hiệu quả và bền vững.

Chủ tịch nước lưu ý, Đại học Kinh tế quốc dân muốn thành công, có vị trí vững chắc trong nền giáo dục đại học toàn cầu, có tên trong những bảng xếp hạng danh giá, sánh vai với các đại học tiêu biểu, cần có môi trường cởi mở dung nạp tri thức mới, sáng tạo trong bài giảng, trong nghiên cứu, quản lý giáo dục phổ thông, lấy người học làm trung tâm; thu hút giảng viên, nhà nghiên cứu giỏitrong và ngoài nước, đặc biệt đội ngũ doanh nhân, những nhà lãnh đạo thành công tham gia thỉnh giảng, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, truyền cảm hứng cho sinh viên, học viên của trường.

Chủ tịch nước nhắn nhủ sinh viên nhà trường cũng như sinh viên các trường đại học phát huy truyền thống hiếu học của dân tộc, không ngừng rèn luyện phẩm chất đạo đức, trách nhiệm với xã hội, tích cực học tập, tiếp thu tinh hoa, tri thức của nhân loại, rèn luyện kỹ năng, nuôi dưỡng khát vọng cống hiến và khởi nghiệp.

Tại buổi lễ, Chủ tịch nước trao Huân chương Lao động hạng Ba tặng một tập thể và hai cán bộ, giảng viên của Trường đại học Kinh tế quốc dân.

Tin cùng chuyên mục

Đọc nhiều nhất

Căng thẳng kỳ thi tuyển sinh lớp 10

Căng thẳng kỳ thi tuyển sinh lớp 10

Hôm nay (5-6), hơn 96.000 học sinh lớp 9 trên địa bàn TPHCM bước vào kỳ thi tuyển sinh lớp 10 công lập năm học 2023-2024. Trong ngày đầu tiên làm thủ tục, thí sinh được nghe phổ biến quy chế thi, đính chính sai sót thông tin (nếu có).

Hướng nghiệp - tuyển sinh

Muốn làm giáo viên dạy Sử, cần chứng chỉ gì?

Con tôi muốn theo học ngành Lịch sử của Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TPHCM). Sau khi ra trường, cháu muốn làm giáo viên thì cần thêm những chứng chỉ đào tạo gì? (MINH LONG, 52 tuổi, ngụ quận Phú Nhuận, TPHCM)

Giáo dục hội nhập

Đại học Quốc gia TPHCM: Đẩy mạnh chuyển đổi số

Năm 2023, Đại học Quốc gia TPHCM xác định ưu tiên nguồn lực để thúc đẩy chuyển đổi số trong công tác đào tạo, khoa học - công nghệ. Đại học này tiếp tục xây dựng bài giảng số cho các môn chung và 20-30 môn học/học phần tại các đơn vị thành viên.

Giải thưởng Võ Trường Toản

Giải thưởng Võ Trường Toản: 25 năm chở trọn đạo người Thầy longform

Nghề giáo được ví như nghề đưa đò, chuyên chở học trò đến bến bờ tri thức; dẫn đường, khai mở hành trình thành nhân, lập nghiệp. Trên hành trình ấy, người thầy chịu biết bao trở lực, thử thách. Năm 1998, với trách nhiệm xã hội của mình, Báo SGGP lên ý tưởng tổ chức một giải thưởng dành để tôn vinh người Thầy, giải thưởng lấy tên cụ Võ Trường Toản, người thầy nổi tiếng của đất Sài Gòn - Gia Định xưa, ra đời. Trải qua bao biến thiên của thời cuộc, 1/4 thế kỷ, giải thưởng đã trở thành điểm tựa của biết bao người Thầy.

Học bổng Nguyễn Văn Hưởng

CLB Medseeds tổ chức hoạt động rèn kỹ năng cho sinh viên ngành y

Trong 2 ngày 22 và 23-10, CLB Medseeds (gồm các sinh viên đã và đang được trợ giúp từ Quỹ học bổng Nguyễn Văn Hưởng của Báo SGGP) đã tổ chức 2 buổi thảo luận với chủ đề “Cần chuẩn bị gì để xin học bổng du học” và “Phát triển kỹ năng tư duy phản biện cho sinh viên y khoa”. 

Giải thưởng Tôn Đức Thắng

Viết những ước mơ

Trong hàng ngàn sáng kiến, cải tiến được ứng dụng vào thực tiễn do những công nhân, kỹ sư đoạt Giải thưởng Tôn Đức Thắng thực hiện, có không ít nỗ lực của các nữ công nhân, nữ kỹ sư ngày đêm cần mẫn tìm tòi, nghiên cứu. Nhiều sản phẩm, ý tưởng của các chị được ứng dụng vào thực tiễn, không chỉ mang lại giá trị cho đơn vị mà còn nâng tầm sản phẩm Việt.