Tuy nhiên, điều thú vị là tự nhiên cũng nắm giữ giải pháp cho một loạt vấn đề khác, tạo cảm hứng cho các khám phá khoa học theo những cách ít ngờ đến.
Có thể kể đến việc các nhà khoa học tại Đại học Sydney (Australia) chế tạo tụ điện từ các phần mềm, xốp như cùi và lõi của vỏ sầu riêng hoặc mít. Theo đó, sau khi đun nóng phần cùi và lõi rồi làm lạnh đột ngột, các nhà khoa học đem nguyên liệu trên tổng hợp thành aerogel - vật liệu siêu nhẹ và xốp. Sau đó, vật liệu này được carbon hóa trong một lò nung ở nhiệt độ 8000C để cho ra đời aerogel đen. Từ aerogel đen, siêu tụ điện cung cấp năng lượng được ra đời.
Hay trong thời gian tới, loại bỏ khối u và cục máu đông bằng phẫu thuật xâm lấn tối thiểu có thể trở nên dễ dàng hơn nhờ một loại kim y tế siêu mỏng lấy cảm hứng từ loài ong bắp cày ký sinh. Các nhà khoa học tại Đại học Công nghệ Delft (Hà Lan) đã nghiên cứu cơ chế hoạt động của ống đẻ trứng của ong bắp cày ký sinh, từ đó thiết kế một cây kim y tế có cơ chế tương tự. Cây kim này có khả năng tiếp cận các khu vực khó chạm đến trong cơ thể để bơm thuốc hoặc loại bỏ các yếu tố gây hại, đồng thời giảm thiểu chấn thương và rút ngắn thời gian phục hồi của người bệnh.
Bên cạnh những đột phá kể trên, còn có thể kể đến những nghiên cứu thú vị khác như cấu tạo của bọt biển có thể áp dụng cho xây những tòa nhà chọc trời, cầu đường và chế tạo tàu vũ trụ có kết cấu chắc hơn, hoặc sử dụng tre trong chế tạo ô tô, máy bay…
Từ khoá :
Các tin, bài viết khác
-
Bắc Kinh phản đối Mỹ trấn áp các công ty Trung Quốc
-
Thông điệp chia tay của đệ nhất phu nhân Mỹ
-
Ấn Độ xét tăng thuế nhập khẩu đến 10%
-
Nhà hàng thuần chay ở Pháp giành được sao Michelin
-
Eurozone điều phối kế hoạch phục hồi kinh tế
-
Nguy cơ đại dịch đói cận kề
-
Khi một ngày không còn đủ 24 giờ
-
Tunisia triển khai quân đội sau bạo loạn
-
Hộ chiếu vaccine Covid-19
-
Chơi game - Liên kết xã hội thời phong tỏa