Đây là dịch vụ giúp cho những người chưa bị nhiễm HIV nhưng có nguy cơ cao, có thể dự phòng lây nhiễm HIV bằng cách uống 1 viên thuốc Truvada mỗi ngày như một phần của chiến lược dự phòng HIV kết hợp. Đối tượng sử dụng PrEP là nam có quan hệ đồng giới, nam nữ quan hệ tình dục hay những người tiêm chích ma túy.
Việc mở rộng PrEP là cơ hội và điều kiện thuận lợi để nhóm có nguy cơ cao lây nhiễm HIV được tiếp cận dịch vụ dự phòng với chi phí thấp và hiệu quả cao. Tuân thủ tốt PrEP có thể giảm nguy cơ lây nhiễm HIV qua quan hệ tình dục hơn 90% và tiêm chích ma túy 70%. PrEP an toàn cho người dùng, cả phụ nữ mang thai và cho con bú.
Năm 2016, PrEP được thí điểm đầu tiên tại TPHCM và Hà Nội. Năm 2018, Bộ Y tế đã phê duyệt kế hoạch triển khai dự phòng trước phơi nhiễm HIV giai đoạn 2018-2020 với thuốc kháng HIV được cung cấp miễn phí. Cục Phòng, chống HIV/AIDS phối hợp với các dự án/tổ chức hiện đã triển khai dịch vụ PrEP tại 11 tỉnh, thành phố với 43 cơ sở y tế tư nhân và nhà nước với hơn 2.000 người sử dụng dịch vụ PrEP.
Các tin, bài viết khác
-
Thêm 30 bệnh nhân Covid-19 khỏi bệnh
-
Quảng Trị: Nhiều học sinh tiểu học nhập viện sau bữa ăn trưa
-
Phó Chủ tịch UBND TPHCM Dương Anh Đức thăm thầy thuốc Nguyễn Thế Dũng
-
Nguồn vaccine Covid-19 nào sẽ về Việt Nam trong thời gian tới?
-
Tổ chức trao giải trực tuyến “Thành tựu Y khoa Việt Nam năm 2020”
-
Gia Lai dự kiến dỡ bỏ giãn cách xã hội cho 4 huyện, thị xã từ ngày 25-2
-
Đồng Nai đề xuất mua 6,2 triệu liều vaccine Covid-19 cho người dân toàn tỉnh
-
TPHCM cân nhắc mở rộng một số dịch vụ, hoạt động để tạo điều kiện thực hiện mục tiêu kép
-
Bộ Y tế đảm bảo không thiếu hụt vaccine ngừa Covid-19
-
117.600 liều vaccine Covid-19 đầu tiên đã về Việt Nam