Cưỡng chế giao mặt bằng nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1A

Sáng 6-11, chính quyền huyện Bình Sơn (tỉnh Quảng Ngãi) phối hợp với các đơn vị tổ chức cưỡng chế 2/16 hộ không bàn giao mặt bằng để thực hiện dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1A đoạn qua huyện Bình Sơn.

Theo đó, trường hợp bị cưỡng chế đợt này là hộ ông Nguyễn Tân Minh và ông Võ Thanh Dũng (xã Bình Hiệp, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi), diện tích đất bị cưỡng chế hộ ông Minh là 161m2 , hộ ông Dũng là 97m2.

 Cưỡng chế giao mặt bằng nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1A ảnh 1 Thực hiện cưỡng chế bàn giao mặt bằng Quốc lộ 1A 

Sau 2 trường hợp này, huyện Bình Sơn sẽ thực hiện cưỡng chế đối với 14 trường hợp còn lại.

Ông Đỗ Thiết Khiêm, Chủ tịch UBND huyện Bình Sơn, chia sẻ: "Vì lợi ích chung của cộng đồng và xã hội, chúng tôi mong muốn 14 hộ còn lại có sự nhìn nhận, tự giác thực hiện để bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công sớm hoàn thành dự án”.

 Cưỡng chế giao mặt bằng nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1A ảnh 2

Dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1A đoạn qua huyện Bình Sơn được thực hiện giải phóng mặt bằng, thi công từ tháng 8-2016. Sau 3 năm thi công, 6 lần gia hạn, dự án này vẫn chưa hoàn thành. Về mặt bằng thi công, đến nay đã bàn giao 24,2km/24,56km, đạt tỷ lệ 98,5%.

Trong quá trình bàn giao mặt bằng đã gặp phải nhiều vướng mắc, chính quyền huyện Bình Sơn đã tổ chức hơn 200 cuộc họp dân, đối thoại nhưng bất thành. Đến ngày 31-10, chính quyền huyện Bình Sơn đã ra thông báo sẽ cưỡng chế 16 hộ còn lại (15 trường hợp ở xã Bình Hiệp và 1 trường hợp ở Thị trấn Châu Ổ). Trong tháng 11 và tháng 12 sẽ hoàn thành bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công.

Tin cùng chuyên mục

Bút Sài Gòn

Có thêm sức hút

- Vừa có 4.000 du khách quốc tế tới Nha Trang trên một siêu du thuyền. Cùng lúc, Đà Nẵng cũng nối lại tuyến bay quốc tế tới Incheon (Hàn Quốc). Những thông tin này có làm tăng thêm niềm lạc quan cho việc phục hồi du lịch quốc tế của xứ mình?

Sự kiện & Bình luận

Bản quyền truyền hình Asiad - “Món ăn tinh thần” đắt đỏ

Sự đắt đỏ không nằm ở giá chào bán, mà ở khía cạnh các nhà đài Việt Nam đã quen với chuyện mua sóng độc quyền, sở hữu các bản quyền dài hạn để “bán sóng” nên gần như không tồn tại yếu tố chia sẻ. Vai trò của các tổ chức liên kết thương mại giữa các đài, kênh sóng ở Việt Nam vô cùng mờ nhạt.