Phát biểu tại tổ về sửa đổi 2 dự án Luật Giáo dục vừa qua, đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM, đã nêu quan điểm về vấn đề đầu tư của Nhà nước cho giáo dục, khi cho rằng cần đảm bảo phổ cập trung học cơ sở (THCS) đi đôi với miễn giảm học phí cho cấp học này. Quan điểm nói trên đã nhận được nhiều ý kiến đồng tình từ các đại biểu Quốc hội, chuyên gia giáo dục.
Trước đó, khi dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi, Bộ GD-ĐT đã đưa vào 2 nội dung được cả xã hội quan tâm và đón chờ, đó là vấn đề tiền lương nhà giáo và miễn học phí THCS. Tuy nhiên, qua vài lần lấy ý kiến các bộ ngành, dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi đến nay đã không còn 2 nội dung này. Điều này, theo nhận định của Giáo sư Đào Trọng Thi, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục - Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, là “rất đáng tiếc”. “Nếu bỏ 2 nội dung quan trọng trên đây thì cũng chẳng còn lý do gì đáng để phải sửa Luật Giáo dục nữa. Đặt vấn đề sửa Luật Giáo dục vì vậy cũng không phải là vấn đề cấp thiết lúc này”, Giáo sư Đào Trọng Thi nhấn mạnh.
Trong khi đó, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục - Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Phạm Tất Thắng cho rằng, từ năm 2001, Chính phủ đã có Nghị định 88/2001/NĐ-CP về thực hiện phổ cập giáo dục THCS. Về mặt nguyên tắc, phổ cập bắt buộc tức là trách nhiệm của Nhà nước và không thu học phí ở các đơn vị giáo dục công lập. Đây là nội dung mạnh mẽ, nhân văn, thể hiện sự quan tâm tới giáo dục của Đảng và Nhà nước mà chủ thể hưởng lợi trực tiếp chính là học sinh. Cũng theo ông Phạm Tất Thắng, Chính phủ phải lo về nguồn lực quốc gia nên phải cân đối, quyết định dựa trên nguồn lực thực tế. Tuy nhiên, việc không đưa 2 nội dung đó vào dự luật lần này là điều hết sức đáng tiếc. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay cũng như trong dự thảo Luật Giáo dục, Bộ GD-ĐT đề ra vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũ, nâng chuẩn giáo viên, nâng chuẩn đầu vào đối với sinh viên sư phạm, thu hút học sinh giỏi vào ngành sư phạm... thì việc không có những chính sách đồng bộ như chế độ học phí, chế độ đãi ngộ về thu nhập, về cơ hội việc làm khiến cho những mục tiêu trên trở nên khó khăn.
Ông Phạm Tất Thắng cũng cho rằng, học sinh THCS ở những vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, những gia đình hộ nghèo, hộ cận nghèo nếu được miễn học phí sẽ rất tốt về mặt an sinh. “Tiền lương giáo viên cũng như vấn đề phổ cập THCS là chủ trương đã có trong nghị quyết của Đảng, có nội dung đã ban hành hàng chục năm và phải hàng chục năm nữa mới có cơ hội sửa Luật Giáo dục thì nên đưa chủ trương của Đảng vào trong luật”, ông Phạm Tất Thắng nhấn mạnh.
Cũng với quan điểm ủng hộ miễn học phí THCS, Giám đốc ĐHQG TPHCM Huỳnh Thành Đạt bày tỏ: “Đã phổ cập thì Nhà nước phải lo tiền học phí cho người dân, nếu nguồn lực chưa đủ thì tính toán thực hiện theo lộ trình, chọn ưu tiên một số khu vực và đối tượng làm trước như học sinh vùng sâu vùng xa, học sinh khó khăn”. Cũng theo ông Huỳnh Thành Đạt, hiện nhiều quốc gia đã không thu tiền học phí của học sinh phổ thông, thậm chí cả học sinh THPT.
Giáo sư Nguyễn Lân Dũng đặt vấn đề: Tiền đầu tư cho giáo dục của chúng ta không ít, nhưng cần xem hiệu quả sử dụng, nhất là việc sử dụng chưa hợp lý vốn vay của nước ngoài. “Ví dụ, chương trình giáo dục trường học mới - VNEN là thất bại, nhiều cái không phù hợp với học sinh Việt Nam. Tiền dù vay cũng là tiền của người dân, vì thế Bộ GD-ĐT phải kiểm điểm thực sự về vấn đề này. Đổi mới giáo dục phổ thông tới đây cũng vậy, nhiều tiền nhưng liệu có thành công, thất bại ai chịu trách nhiệm?”, Giáo sư Nguyễn Lân Dũng nói, đồng thời nhắc lại việc rất cần thiết cho an sinh xã hội là miễn học phí cho bậc học đã được phổ cập thì chúng ta mãi chưa làm được.
Trước đó, khi dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi, Bộ GD-ĐT đã đưa vào 2 nội dung được cả xã hội quan tâm và đón chờ, đó là vấn đề tiền lương nhà giáo và miễn học phí THCS. Tuy nhiên, qua vài lần lấy ý kiến các bộ ngành, dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi đến nay đã không còn 2 nội dung này. Điều này, theo nhận định của Giáo sư Đào Trọng Thi, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục - Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, là “rất đáng tiếc”. “Nếu bỏ 2 nội dung quan trọng trên đây thì cũng chẳng còn lý do gì đáng để phải sửa Luật Giáo dục nữa. Đặt vấn đề sửa Luật Giáo dục vì vậy cũng không phải là vấn đề cấp thiết lúc này”, Giáo sư Đào Trọng Thi nhấn mạnh.
Trong khi đó, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục - Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Phạm Tất Thắng cho rằng, từ năm 2001, Chính phủ đã có Nghị định 88/2001/NĐ-CP về thực hiện phổ cập giáo dục THCS. Về mặt nguyên tắc, phổ cập bắt buộc tức là trách nhiệm của Nhà nước và không thu học phí ở các đơn vị giáo dục công lập. Đây là nội dung mạnh mẽ, nhân văn, thể hiện sự quan tâm tới giáo dục của Đảng và Nhà nước mà chủ thể hưởng lợi trực tiếp chính là học sinh. Cũng theo ông Phạm Tất Thắng, Chính phủ phải lo về nguồn lực quốc gia nên phải cân đối, quyết định dựa trên nguồn lực thực tế. Tuy nhiên, việc không đưa 2 nội dung đó vào dự luật lần này là điều hết sức đáng tiếc. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay cũng như trong dự thảo Luật Giáo dục, Bộ GD-ĐT đề ra vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũ, nâng chuẩn giáo viên, nâng chuẩn đầu vào đối với sinh viên sư phạm, thu hút học sinh giỏi vào ngành sư phạm... thì việc không có những chính sách đồng bộ như chế độ học phí, chế độ đãi ngộ về thu nhập, về cơ hội việc làm khiến cho những mục tiêu trên trở nên khó khăn.
Ông Phạm Tất Thắng cũng cho rằng, học sinh THCS ở những vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, những gia đình hộ nghèo, hộ cận nghèo nếu được miễn học phí sẽ rất tốt về mặt an sinh. “Tiền lương giáo viên cũng như vấn đề phổ cập THCS là chủ trương đã có trong nghị quyết của Đảng, có nội dung đã ban hành hàng chục năm và phải hàng chục năm nữa mới có cơ hội sửa Luật Giáo dục thì nên đưa chủ trương của Đảng vào trong luật”, ông Phạm Tất Thắng nhấn mạnh.
Cũng với quan điểm ủng hộ miễn học phí THCS, Giám đốc ĐHQG TPHCM Huỳnh Thành Đạt bày tỏ: “Đã phổ cập thì Nhà nước phải lo tiền học phí cho người dân, nếu nguồn lực chưa đủ thì tính toán thực hiện theo lộ trình, chọn ưu tiên một số khu vực và đối tượng làm trước như học sinh vùng sâu vùng xa, học sinh khó khăn”. Cũng theo ông Huỳnh Thành Đạt, hiện nhiều quốc gia đã không thu tiền học phí của học sinh phổ thông, thậm chí cả học sinh THPT.
Giáo sư Nguyễn Lân Dũng đặt vấn đề: Tiền đầu tư cho giáo dục của chúng ta không ít, nhưng cần xem hiệu quả sử dụng, nhất là việc sử dụng chưa hợp lý vốn vay của nước ngoài. “Ví dụ, chương trình giáo dục trường học mới - VNEN là thất bại, nhiều cái không phù hợp với học sinh Việt Nam. Tiền dù vay cũng là tiền của người dân, vì thế Bộ GD-ĐT phải kiểm điểm thực sự về vấn đề này. Đổi mới giáo dục phổ thông tới đây cũng vậy, nhiều tiền nhưng liệu có thành công, thất bại ai chịu trách nhiệm?”, Giáo sư Nguyễn Lân Dũng nói, đồng thời nhắc lại việc rất cần thiết cho an sinh xã hội là miễn học phí cho bậc học đã được phổ cập thì chúng ta mãi chưa làm được.