Đã sử dụng thuốc hoặc tiêm insulin, người bệnh tiểu đường có nên ăn kiêng?

Theo BS.CK1 Đỗ Nguyễn Nhân Sinh, Trưởng Phòng khám Tim Mạch - Tiểu Đường 315, chi nhánh Nguyễn Thị Định, ngay cả khi đã sử dụng thuốc hoặc tiêm insulin, người bệnh tiểu đường vẫn cần tuân thủ chế độ ăn uống hợp lý.

Độ tuổi nào cũng có thể mắc bệnh tiểu đường, hay còn gọi là đái tháo đường. Một trong những biểu hiện của bệnh này dễ dàng nhận thấy là người bệnh tiểu rất nhiều, sụt cân thấy rõ. Tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường tăng theo độ tuổi. Ở độ tuổi trên 65 chiếm khoảng 18 - 20%. Đa số các bệnh nhân đái tháo đường ở người cao tuổi là đái tháo đường tuýp 2.

Ảnh1.png
Bác sĩ CK1 Đỗ Nguyễn Nhân Sinh - Trưởng Phòng khám Tim Mạch - Tiểu Đường 315, chi nhánh Nguyễn Thị Định

“Thuốc điều trị và insulin chỉ giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả khi kết hợp với chế độ dinh dưỡng lành mạnh. Nếu không ăn kiêng đúng cách, thuốc khó có thể phát huy tối đa hiệu quả, thậm chí dẫn đến các biến chứng nguy hiểm”, BS. CK1 Đỗ Nguyễn Nhân Sinh tư vấn thêm. Sau đây là những lý do cần kết hợp ăn kiêng dù đã uống thuốc hoặc tiêm insulin.

Vì sao cần kết hợp ăn kiêng?

Thuốc tiểu đường hoặc insulin giúp hạ đường huyết, nhưng nếu tiếp tục ăn uống thiếu kiểm soát, đường huyết sẽ vẫn tăng cao sau ăn, làm giảm hiệu quả của thuốc. Việc điều chỉnh thuốc của bác sĩ cũng sẽ gặp khó khăn.

Chế độ ăn uống đúng giúp duy trì đường huyết ổn định, giảm áp lực lên cơ thể và tránh phải tăng liều thuốc hoặc insulin, từ đó giảm nguy cơ tác dụng phụ, cũng như chi phí điều trị.

Ăn uống hợp lý không chỉ kiểm soát đường huyết mà còn giúp phòng ngừa biến chứng liên quan đến tim mạch, thận, mắt và thần kinh, vốn là những biến chứng nguy hiểm của tiểu đường.

1748341961943-3921.jpeg
Hệ Thống Y Tế Tim Mạch - Tiểu đường 315: Chăm sóc toàn diện - Đồng hành dài lâu

Vì sao người tiểu đường không nên ngừng dùng thuốc đột ngột?

Việc ngừng sử dụng thuốc điều trị tiểu đường một cách đột ngột có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người bệnh. Dưới đây là những lý do cụ thể giải thích vì sao điều này không nên xảy ra:

Gây tăng đường huyết đột ngột

Thuốc điều trị tiểu đường giúp kiểm soát lượng đường trong máu ở mức ổn định. Nếu ngừng thuốc đột ngột, lượng đường trong máu có thể tăng cao nhanh chóng, gây ra các triệu chứng như khát nước, tiểu nhiều, mệt mỏi, và thậm chí nguy hiểm đến tính mạng nếu không can thiệp kịp thời.

Nguy cơ biến chứng cấp tính

Nhiễm toan ceton (DKA): Đặc biệt ở người tiểu đường type 1, ngừng thuốc hoặc insulin có thể khiến cơ thể sử dụng mỡ làm năng lượng, dẫn đến tích tụ axit ceton, gây buồn nôn, nôn mửa, hôn mê và tử vong nếu không điều trị kịp thời.

Tăng áp lực thẩm thấu máu: Ở người tiểu đường type 2, ngừng thuốc có thể gây tăng đường huyết quá mức, dẫn đến mất nước nghiêm trọng và hôn mê.

Đẩy nhanh tiến triển của biến chứng lâu dài

Biến chứng mạch máu lớn: Tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ, bệnh lý động mạch ngoại biên khi đường huyết không được kiểm soát.

Biến chứng mạch máu nhỏ: Gây tổn thương mắt (bệnh võng mạc), thận (suy thận), và thần kinh (tê bì, giảm cảm giác tay chân).

Thuốc không thể đạt hiệu quả ngay khi dùng lại

Ngừng thuốc đột ngột có thể làm mất tác dụng tích lũy trước đó. Khi dùng lại, cơ thể cần thời gian để thích nghi, khiến việc kiểm soát đường huyết trở nên khó khăn hơn.

Những cách phòng ngừa bệnh mạn tính cho người cao tuổi

Tiểu đường là một trong những bệnh mạn tính của người cao tuổi. Trung bình từ 10-15 người thì có một người cao tuổi bị tiểu đường. Bệnh mạn tính là các bệnh kéo dài và tiến triển chậm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người cao tuổi. Tuy nhiên, nhiều bệnh mạn tính có thể được ngăn ngừa hoặc kiểm soát hiệu quả nếu thực hiện các biện pháp phòng ngừa ngay từ sớm. Dưới đây là một số cách phòng ngừa bệnh mạn tính cho người cao tuổi:

Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh. Ăn nhiều rau xanh và trái cây để cung cấp vitamin, khoáng chất và chất xơ giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch và kiểm soát cân nặng.

Chọn thực phẩm ít chất béo bão hòa, hạn chế các thực phẩm chiên rán, đồ ăn nhanh và các sản phẩm từ động vật có nhiều mỡ.

Tăng cường thực phẩm giàu omega-3 như cá hồi, cá thu, hạt chia, giúp bảo vệ tim mạch.

Hạn chế muối và đường: Giảm nguy cơ cao huyết áp, tiểu đường và các bệnh tim mạch.

Ăn đủ đạm: Tăng cường các nguồn đạm từ thực vật (đậu, đậu phụ) và động vật (thịt gia cầm, cá).

1748341961951-342.jpeg
Tim Mạch - Tiểu Đường 315 không chỉ chuyên về thăm khám, điều trị mà còn tạo dựng một môi trường thân thiện - nơi người cao tuổi luôn cảm thấy được lắng nghe và chia sẻ. Đội ngũ y bác sĩ tận tâm đồng hành, mang đến sự an tâm, thoải mái trong từng buổi khám

Nhằm ngăn ngừa các bệnh mạn tính và ngay khi đã mắc bệnh, nên duy trì thói quen tập thể dục đều đặn. Có thể chọn các môn đi bộ, bơi lội, yoga… Những bài tập nhẹ nhàng nhưng hiệu quả, giúp cải thiện sức khỏe tim mạch, xương khớp và hệ tiêu hóa. Nên tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày: Giúp duy trì cân nặng hợp lý và giảm nguy cơ các bệnh như tiểu đường, huyết áp cao và bệnh tim mạch.

Kiểm soát cân nặng cũng là cách lý tưởng nhất phòng tránh các bệnh mạn tính. Bởi vì béo phì là yếu tố nguy cơ của nhiều bệnh mạn tính, bao gồm bệnh tim mạch, tiểu đường và cao huyết áp.

Kiểm tra sức khỏe định kỳ

Kiểm tra sức khỏe định kỳ là một phần quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và phát hiện sớm các bệnh lý tiềm ẩn, đặc biệt là các bệnh mạn tính có thể không có triệu chứng rõ ràng. Tại Hệ Thống Y Tế Tim Mạch - Tiểu Đường 315 và Phòng Khám Đa Khoa Ivy Health, các bác sĩ sẽ kiểm tra tổng quát đánh giá tình trạng sức khỏe chung, phát hiện kịp thời các bệnh lý thường gặp như tăng huyết áp, tiểu đường, mỡ máu, bệnh về gan hoặc bệnh về thận. Từ đó bác sĩ có thể đưa ra phương án điều trị phù hợp.

Tiêm phòng vaccine định kỳ

Người cao tuổi cần chú ý các mũi tiêm phòng cúm, viêm phổi nhằm ngăn ngừa để giảm nguy cơ các bệnh lý cấp tính.

Ngoài ra, người cao tuổi cũng cần tiêm ngừa zona thần kinh, bạch hầu, ho gà, đặc biệt đối với người có nhiều bệnh nền, cần phải tiêm ngừa vaccine đầy đủ. Tại Hệ Thống Y Tế Tim Mạch - Tiểu Đường 315 hiện đang có những mũi tiêm phòng cho người cao tuổi.

Hệ thống Y tế 315:

Hotline: 0901.315.315

Phòng khám Đa khoa Quốc tế Ivy Health https://www.ivyhealthvn.com/

Hệ thống Y tế Phụ Sản 315 https://www.phusan315.com/

Hệ thống Y tế Nhi Đồng 315 https://www.nhidong315.com/

Hệ thống Y tế Tiêm chủng Nhi 315 https://www.tiemchungnhi315.com/

Hệ thống Y tế Mắt 315 https://www.mat315.com/

Hệ thống Y Tế Tim Mạch - Tiểu Đường 315: https://www.timmachtieuduong315.com/

Tin cùng chuyên mục