Tạo cơ chế phối hợp quản lý
Khu vực phía Nam có các trung tâm thương mại lớn như TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai, Cần Thơ… với vai trò đầu mối quan trọng trong việc kết nối, phát triển thị trường trong và ngoài nước. Do đó, việc liên kết phát triển thương mại khu vực phía Nam luôn được các cơ quan có liên quan chú trọng triển khai với bước đầu xây dựng nền tảng mạng lưới thương mại hiện đại, hỗ trợ cho hàng hóa Việt giữ vững thị trường nội địa và thúc đẩy xuất khẩu.
Năm 2017, ngành công thương các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam đặt mục tiêu tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước đạt 2.075.861 tỷ đồng, tăng 11,51% so với năm 2016. Để hoàn thành mục tiêu này, trong những tháng cuối năm 2017, ngành công thương các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam sẽ tăng cường tạo cơ chế phối hợp trong quản lý phát triển, duy trì thường xuyên việc trao đổi thông tin giữa các địa phương trong công tác bình ổn thị trường, giá cả. Bên cạnh đó, chú trọng công tác mời gọi đầu tư xây dựng chợ; tổ chức xúc tiến thương mại; hợp tác liên kết chuỗi sản xuất, vùng nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm. Đặc biệt, giới thiệu hàng hóa nông sản tham gia vào chuỗi cung cấp hàng hóa của các nhà phân phối lớn, hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi... Từ đó hình thành mạng lưới phân phối rộng khắp.
Nhận định Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” là một trong những công cụ hiệu quả để quảng bá và xây dựng thương hiệu hàng Việt, các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam luôn tích cực vận động doanh nghiệp trong và ngoài khu vực triển khai đưa hàng Việt về phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân nông thôn thông qua hình thức bán hàng lưu động. Cụ thể, mỗi năm tại các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam tổ chức gần 150 phiên chợ và các chuyến xe đưa hàng Việt về miền núi, nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Đồng thời, thu hút gần 3.000 doanh nghiệp, đơn vị sản xuất tham gia trưng bày, giới thiệu đa dạng các nhóm ngành hàng như hàng tiêu dùng, đồ dùng gia đình, may mặc, hóa mỹ phẩm...
Bà Lý Kim Chi, Chủ tịch Hội Lương thực thực phẩm TPHCM, đánh giá Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã mở ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp nội địa quảng bá sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu cũng như tiếp cận người tiêu dùng. Qua các chuỗi hoạt động của cuộc vận động, doanh nghiệp và đơn vị sản xuất kinh doanh được tạo điều kiện thuận lợi để khảo sát thị trường, nắm bắt thị hiếu người tiêu dùng từng khu vực, vùng miền để nâng cao năng lực đáp ứng nhu cầu thị trường.
Song song với công tác quản lý thị trường, chống hàng gian, hàng giả; hàng gian lận thương mại, Ban chỉ đạo Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” cũng như ngành công thương các tỉnh, thành khu vực phía Nam phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền đi vào chiều sâu; triển khai đồng bộ các chuỗi hoạt động, tạo sức lan tỏa, đồng thuận và hưởng ứng tích cực của người dân. Trong đó, ưu tiên các giải pháp nâng cao nhận thức và từng bước thay đổi thói quen tiêu dùng của người dân sang sử dụng hàng hóa sản xuất trong nước, sản phẩm có truy xuất nguồn gốc xuất xứ.
Vai trò đầu mối thương mại
Với vai trò đầu tàu kinh tế trong khu vực phía Nam, TPHCM đã triển khai nhiều cơ chế hợp tác cũng như phát triển mạng lưới phân phối trên địa bàn. Nhờ vào các chương trình hợp tác liên vùng nên các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam từng bước xây dựng, quy hoạch đồng bộ mạng lưới hạ tầng thương mại trong khu vực.
Theo báo cáo của Ban chỉ đạo Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, từ đầu năm 2017 đến nay, cuộc vận động tiếp tục được thành phố triển khai tập trung ở các nội dung quan trọng như hợp tác thương mại, kết nối cung - cầu hàng hóa, chương trình bình ổn thị trường... Cuộc vận động đã trở thành một trong những chương trình hành động góp phần ổn định kinh tế, an sinh xã hội. Đồng thời, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lượng sản phẩm, cải thiện năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên địa bàn thành phố.
Từ tháng 9-2017, tại TPHCM đã diễn ra nhiều hoạt động xúc tiến thương mại, kích cầu tiêu dùng gắn liền với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Trong đó, có thể kể đến các chương trình khuyến mãi, ưu đãi dịp lễ Quốc khánh 2-9 đã giúp nhà bán lẻ, doanh nghiệp và đơn vị sản xuất kinh doanh tăng sức mua từ 20% - 30% so với ngày thường. Đặc biệt, hiện tại nhiều đơn vị sản xuất kinh doanh đang tích cực thực hiện các chương trình thiết thực để triển khai cuộc vận động. Có thể kể như: Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại TPHCM (Saigon Co.op) với tháng khuyến mãi “Tự hào hàng Việt 2017”, Công ty cổ phần Thương mại LOTTE Mart Việt Nam với chương trình “Lễ hội hàng Việt”...
Ông Đỗ Quốc Huy, Giám đốc Marketing Saigon Co.op, cho biết: “Các hoạt động khuyến mãi, ưu đãi hàng hóa của Saigon Co.op luôn hưởng ứng mạnh mẽ Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Đặc biệt, để tạo dấu ấn riêng, Saigon Co.op hưởng ứng bằng chương trình “Tự hào hàng Việt” tập trung khuyến mãi, giảm giá mạnh được tổ chức định kỳ vào tháng 9 hàng năm. Năm 2017, “Tự hào hàng Việt” có các hoạt động ưu đãi góp phần tạo sức hút cho hàng Việt như “siêu ưu đãi”; “đồng hành hàng Việt đón ưu đãi kép”... Các chương trình này mang đến cho người tiêu dùng nhiều điểm mới, không những thiết thực giảm giá trực tiếp trên sản phẩm để chia sẻ áp lực chi tiêu với người tiêu dùng, mà còn đảm bảo hàng hóa chất lượng, có xuất xứ.
Trong thời gian tới, Ban chỉ đạo Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” TPHCM thực hiện hệ thống hóa danh mục hàng Việt Nam đã có thương hiệu, làm cơ sở để xây dựng chiến lược có lộ trình cho các doanh nghiệp phấn đấu xây dựng thương hiệu sản phẩm, dịch vụ của mình
Khu vực phía Nam có các trung tâm thương mại lớn như TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai, Cần Thơ… với vai trò đầu mối quan trọng trong việc kết nối, phát triển thị trường trong và ngoài nước. Do đó, việc liên kết phát triển thương mại khu vực phía Nam luôn được các cơ quan có liên quan chú trọng triển khai với bước đầu xây dựng nền tảng mạng lưới thương mại hiện đại, hỗ trợ cho hàng hóa Việt giữ vững thị trường nội địa và thúc đẩy xuất khẩu.
Năm 2017, ngành công thương các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam đặt mục tiêu tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước đạt 2.075.861 tỷ đồng, tăng 11,51% so với năm 2016. Để hoàn thành mục tiêu này, trong những tháng cuối năm 2017, ngành công thương các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam sẽ tăng cường tạo cơ chế phối hợp trong quản lý phát triển, duy trì thường xuyên việc trao đổi thông tin giữa các địa phương trong công tác bình ổn thị trường, giá cả. Bên cạnh đó, chú trọng công tác mời gọi đầu tư xây dựng chợ; tổ chức xúc tiến thương mại; hợp tác liên kết chuỗi sản xuất, vùng nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm. Đặc biệt, giới thiệu hàng hóa nông sản tham gia vào chuỗi cung cấp hàng hóa của các nhà phân phối lớn, hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi... Từ đó hình thành mạng lưới phân phối rộng khắp.
Nhận định Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” là một trong những công cụ hiệu quả để quảng bá và xây dựng thương hiệu hàng Việt, các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam luôn tích cực vận động doanh nghiệp trong và ngoài khu vực triển khai đưa hàng Việt về phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân nông thôn thông qua hình thức bán hàng lưu động. Cụ thể, mỗi năm tại các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam tổ chức gần 150 phiên chợ và các chuyến xe đưa hàng Việt về miền núi, nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Đồng thời, thu hút gần 3.000 doanh nghiệp, đơn vị sản xuất tham gia trưng bày, giới thiệu đa dạng các nhóm ngành hàng như hàng tiêu dùng, đồ dùng gia đình, may mặc, hóa mỹ phẩm...
Bà Lý Kim Chi, Chủ tịch Hội Lương thực thực phẩm TPHCM, đánh giá Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã mở ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp nội địa quảng bá sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu cũng như tiếp cận người tiêu dùng. Qua các chuỗi hoạt động của cuộc vận động, doanh nghiệp và đơn vị sản xuất kinh doanh được tạo điều kiện thuận lợi để khảo sát thị trường, nắm bắt thị hiếu người tiêu dùng từng khu vực, vùng miền để nâng cao năng lực đáp ứng nhu cầu thị trường.
Song song với công tác quản lý thị trường, chống hàng gian, hàng giả; hàng gian lận thương mại, Ban chỉ đạo Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” cũng như ngành công thương các tỉnh, thành khu vực phía Nam phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền đi vào chiều sâu; triển khai đồng bộ các chuỗi hoạt động, tạo sức lan tỏa, đồng thuận và hưởng ứng tích cực của người dân. Trong đó, ưu tiên các giải pháp nâng cao nhận thức và từng bước thay đổi thói quen tiêu dùng của người dân sang sử dụng hàng hóa sản xuất trong nước, sản phẩm có truy xuất nguồn gốc xuất xứ.
Vai trò đầu mối thương mại
Với vai trò đầu tàu kinh tế trong khu vực phía Nam, TPHCM đã triển khai nhiều cơ chế hợp tác cũng như phát triển mạng lưới phân phối trên địa bàn. Nhờ vào các chương trình hợp tác liên vùng nên các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam từng bước xây dựng, quy hoạch đồng bộ mạng lưới hạ tầng thương mại trong khu vực.
Theo báo cáo của Ban chỉ đạo Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, từ đầu năm 2017 đến nay, cuộc vận động tiếp tục được thành phố triển khai tập trung ở các nội dung quan trọng như hợp tác thương mại, kết nối cung - cầu hàng hóa, chương trình bình ổn thị trường... Cuộc vận động đã trở thành một trong những chương trình hành động góp phần ổn định kinh tế, an sinh xã hội. Đồng thời, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lượng sản phẩm, cải thiện năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên địa bàn thành phố.
Từ tháng 9-2017, tại TPHCM đã diễn ra nhiều hoạt động xúc tiến thương mại, kích cầu tiêu dùng gắn liền với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Trong đó, có thể kể đến các chương trình khuyến mãi, ưu đãi dịp lễ Quốc khánh 2-9 đã giúp nhà bán lẻ, doanh nghiệp và đơn vị sản xuất kinh doanh tăng sức mua từ 20% - 30% so với ngày thường. Đặc biệt, hiện tại nhiều đơn vị sản xuất kinh doanh đang tích cực thực hiện các chương trình thiết thực để triển khai cuộc vận động. Có thể kể như: Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại TPHCM (Saigon Co.op) với tháng khuyến mãi “Tự hào hàng Việt 2017”, Công ty cổ phần Thương mại LOTTE Mart Việt Nam với chương trình “Lễ hội hàng Việt”...
Ông Đỗ Quốc Huy, Giám đốc Marketing Saigon Co.op, cho biết: “Các hoạt động khuyến mãi, ưu đãi hàng hóa của Saigon Co.op luôn hưởng ứng mạnh mẽ Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Đặc biệt, để tạo dấu ấn riêng, Saigon Co.op hưởng ứng bằng chương trình “Tự hào hàng Việt” tập trung khuyến mãi, giảm giá mạnh được tổ chức định kỳ vào tháng 9 hàng năm. Năm 2017, “Tự hào hàng Việt” có các hoạt động ưu đãi góp phần tạo sức hút cho hàng Việt như “siêu ưu đãi”; “đồng hành hàng Việt đón ưu đãi kép”... Các chương trình này mang đến cho người tiêu dùng nhiều điểm mới, không những thiết thực giảm giá trực tiếp trên sản phẩm để chia sẻ áp lực chi tiêu với người tiêu dùng, mà còn đảm bảo hàng hóa chất lượng, có xuất xứ.
Trong thời gian tới, Ban chỉ đạo Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” TPHCM thực hiện hệ thống hóa danh mục hàng Việt Nam đã có thương hiệu, làm cơ sở để xây dựng chiến lược có lộ trình cho các doanh nghiệp phấn đấu xây dựng thương hiệu sản phẩm, dịch vụ của mình