Theo ThS-KTS Trần Thị Minh Hiền, Trường Đại học Văn Lang, lũ lụt là mối nguy hiểm tự nhiên thường xuyên với rủi ro cao nhất, gây thiệt hại về người và tác động kinh tế.
Theo bà Ngô Thúy Quỳnh, Phó Vụ trưởng Vụ Dầu khí và Than (Bộ Công thương), trước những thách thức của ngành năng lượng, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050 để thúc đẩy chuyển dịch năng lượng công bằng.
Nghiên cứu về thích ứng với biến đổi khí hậu tại TPHCM của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cho thấy, đến năm 2050, hầu hết các quận, huyện, phường - xã của TPHCM sẽ chịu nguy cơ ngập lụt, kể cả những nơi trước đó chưa bao giờ bị ngập.
TPHCM đặt mục tiêu đến cuối năm 2025 sẽ xây dựng 2.000 khu dân cư được công nhận khu dân cư sạch, đẹp và 50 phường, xã đạt tiêu chí sạch, đẹp… Để đạt mục tiêu đề ra, thành phố sẽ tiếp tục duy trì, nâng cao chất lượng các công trình, mô hình giải pháp đã xây dựng và triển khai trong các khu dân cư thời gian qua.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký ban hành Quyết định số 1009/QĐ-TTg phê duyệt Đề án triển khai Tuyên bố chính trị thiết lập quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (Tuyên bố JETP).
Việc hợp tác, đầu tư của các doanh nghiệp Na Uy sẽ mang đến những giải pháp hữu ích cho Việt Nam trong việc thực hiện hướng tới mục tiêu giảm phát thải.
Sở TN-MT TPHCM vừa báo cáo UBND TPHCM về những khó khăn trong công tác xử lý vi phạm hành chính đối với các cơ sở gây ô nhiễm môi trường xen cài trong khu dân cư.
Trong kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, TPHCM đặt mục tiêu giảm 10% phát thải khí nhà kính, và con số này sẽ tăng lên 30% nếu có sự hỗ trợ của quốc tế. Để đạt mục tiêu đề ra, thành phố đã và đang xây dựng nhiều chương trình thực hiện.
Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị TPHCM đã tham gia trưng bày, quảng bá, giới thiệu sản phẩm, dịch vụ, các hoạt động, dự án của công ty gắn với việc áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn thông qua việc sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên...
Tại hội thảo Tập huấn thực hiện trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất, nhà nhập khẩu theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường, ông Phan Tuấn Hùng, Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ TN-MT) cho biết, đến nay, Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam nhận hỗ trợ tái chế, xử lý chất thải do các doanh nghiệp đóng góp hơn 800 tỷ đồng.
Theo Sở TN-MT TPHCM, trong khuôn khổ hợp tác triển khai “Chương trình đô thị carbon thấp” giữa TPHCM và Ngân hàng Thế giới, hai bên đã thống nhất triển khai dự án “Thúc đẩy năng lượng tái tạo thông qua năng lượng mặt trời mái nhà”.
Mặc dù còn nhiều thách thức trong việc đảm bảo vấn đề vệ sinh môi trường, kiểm soát ô nhiễm, phát triển mảng xanh, tuy nhiên, thời gian qua, những nỗ lực cải thiện ô nhiễm môi trường ở TPHCM cũng đã có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần mang lại môi trường sống xanh, sạch hơn cho người dân.
Ngày 20-9, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Sóc Trăng tổ chức lễ ký kết phối hợp về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2022-2026 với Sở TN-MT tỉnh Sóc Trăng và các tổ chức tôn giáo trên địa bàn tỉnh.
TPHCM đã thí điểm triển khai thực hiện chương trình phân loại rác tại nguồn (PLRTN) từ năm 2002, tuy nhiên, chưa thành công do chưa có sự thực hiện đồng bộ.
Nguồn lực đất đai của TPHCM ngày càng trở nên khan hiếm, do đó sử dụng nguồn lực này một cách có hiệu quả là vấn đề luôn được thành phố quan tâm. Với những cơ chế, chính sách trong lĩnh vực đất đai từ Nghị quyết 98/2023/QH15 (gọi tắt Nghị quyết 98) về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TPHCM, kỳ vọng sẽ có đột phá trong lĩnh vực này.
Ngày 15-9, tại Khu công nghiệp VSIP III, tỉnh Bình Dương, Tập đoàn LEGO (Đan Mạch) tổ chức lễ tổng kết dự án trồng 50.000 cây xanh tại nhà máy LEGO, đã động thổ xây dựng theo kế hoạch đầu tư trị giá 1 tỷ USD vào tháng 11-2022. Phó Thủ tướng Lê Minh Khái tham dự sự kiện này.
Theo Viện Khoa học công nghệ Giao thông vận tải, kết quả nghiên cứu kiểm soát khí thải xe mô tô, xe gắn máy cho thấy, xe có tuổi đời trên 10 năm có tỷ lệ phát thải rất lớn. Loại xe này đang chiếm tỷ lệ cao trong tổng số xe mô tô, xe gắn máy trên địa bàn 3 thành phố lớn là Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng.
Theo Sở TN-MT TPHCM, trong khuôn khổ hợp tác triển khai dự án Chương trình đô thị carbon thấp giữa TPHCM và Ngân hàng Thế giới, hai bên đã thống nhất triển khai dự án “Nâng cấp công nghệ LED cho hệ thống chiếu sáng đường phố”.
Phát triển nguồn năng lượng tái tạo (NLTT) đang dần chiếm vị trí quan trọng trong sự phát triển kinh tế bền vững ở các quốc gia do lợi ích to lớn trong việc tận dụng tối đa nguồn thiên nhiên vô tận như gió, mặt trời... cũng như góp phần giảm tác động của hiệu ứng nhà kính và biến đổi khí hậu gây ra.
Theo Bộ Công thương, ngành công nghiệp nhựa có mức tăng trưởng trung bình từ 16%-18%/năm. Cùng với đó là sự phát sinh lượng lớn chất thải nhựa (chỉ tính riêng lượng chất thải nhựa và túi ni lông phát sinh năm 2022 là 2,9 triệu tấn), trở thành gánh nặng cho môi trường.
Nghiên cứu về phát thải carbon thấp của Ngân hàng Thế giới cho thấy, Việt Nam có thể tránh được đầu tư mới tới 12.000MW công suất nguồn phát điện vào năm 2030 nếu thực hiện được toàn diện các giải pháp tiết kiệm năng lượng từ phía nhu cầu sử dụng năng lượng.
Theo Sở TN-MT TPHCM, trong khuôn khổ hợp tác triển khai dự án “Chương trình Đô thị carbon thấp” giữa TPHCM và Ngân hàng Thế giới, đã thống nhất triển khai hoạt động “Chuyển đổi xe máy điện”.
Bộ TN-MT đã ban hành công văn gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tổ chức các hoạt động hưởng ứng Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn năm 2023, sẽ tổ chức định kỳ vào tuần thứ 3 tháng 9 hàng năm.
Một trong những nhận định then chốt được nêu trong báo cáo là các chính sách và cam kết phát thải hiện tại đang đưa thế giới vào tình trạng ấm hơn khoảng 2,3-2,7°C.
Ngày 30-9, Học viện Tư pháp - Câu lạc bộ Cựu học viên Học viện Tư pháp đã phối hợp UBND huyện Thới Lai, TP Cần Thơ trợ giúp pháp lý, tư vấn pháp luật miễn phí cho người dân thuộc huyện.
Trong chương trình “Lễ trao thưởng và tôn vinh điển hình tiên tiến về về phòng cháy chữa cháy, cứu nạn cứu hộ” năm 2023 do Bộ Công an tổ chức, nhiều cá nhân, tập thể vinh dự nhận bằng khen của Thủ tướng, Bộ Công an.
Với chiến lược đầu tư hạ tầng và chính sách hợp lý trong thời gian qua đã giúp tỉnh Long An trở thành điểm sáng, “địa chỉ đỏ” thu hút đầu tư, nhất là đầu tư nước ngoài. Đồng thời, Long An cũng biết cách khai thác các tiềm năng, lợi thế của địa phương mình để vươn lên phát triển trong tốp đầu của khu vực ĐBSCL.