Đứng tên giùm, chiếm luôn tài sản

Ông Trần Hoàng Charles là kỹ sư điện toán, quốc tịch Mỹ, hiện tạm trú tại nhà số 30 Võ Thị Sáu, phường 2 TP Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.  Năm 2000, ông Hoàng về Việt Nam chung sống với bà Nguyễn Thị Bạch Tuyết và có một con. Sau đó, ông nghỉ hưu về Việt Nam mua nhà sinh sống và đầu tư làm ăn.
Đứng tên giùm, chiếm luôn tài sản

Ông Trần Hoàng Charles là kỹ sư điện toán, quốc tịch Mỹ, hiện tạm trú tại nhà số 30 Võ Thị Sáu, phường 2 TP Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.  Năm 2000, ông Hoàng về Việt Nam chung sống với bà Nguyễn Thị Bạch Tuyết và có một con. Sau đó, ông nghỉ hưu về Việt Nam mua nhà sinh sống và đầu tư làm ăn. Do thời điểm đó pháp luật Việt Nam chưa cho phép, nên ông để bà Tuyết đứng tên trên giấy chủ quyền nhà và đất.

Bà Tuyết làm cam kết xác nhận: “Ông Hoàng bỏ tiền đầu tư toàn bộ vào nhà 30 Võ Thị Sáu và có toàn quyền quyết định với tài sản này. Tôi xin cam đoan bất cứ khi nào Nhà nước cho phép Việt kiều được đứng tên, hoặc ông Trần Hoàng Charles có ý định bán đi để thu hồi vốn, tôi sẽ tuân thủ quyết định của ông Trần Hoàng Charles, ký giấy bán nhà đất cho người do ông Hoàng chỉ định, mà không gây bất kỳ trở ngại và khó khăn nào” - giấy xác nhận ký năm 2001 và tái xác nhận ngày 7-3-2006.

Ông Trần Hoàng Charles trước căn nhà 30 Võ Thị Sáu, TP Vũng Tàu.

Ông Trần Hoàng Charles trước căn nhà 30 Võ Thị Sáu, TP Vũng Tàu.

Tuy nhiên, sau đó bà Tuyết đã lén làm hợp đồng chuyển nhượng tài sản trên cho ông Trần Xuân Doanh (trú quán tỉnh Đồng Nai). Phát giác vụ việc, ông Hoàng làm đơn gửi tòa án. Ngày 24-7-2008, TAND TP Vũng Tàu mở phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án “yêu cầu ly hôn”, xác định tài sản tại nhà số 30 Võ Thị Sáu là của riêng ông Hoàng, tuyên hợp đồng chuyển nhượng giữa ông Doanh và bà Tuyết là vô hiệu. Ông Doanh và bà Tuyết kháng cáo. Ngày 24-10-2008, tòa phúc thẩm tuyên y án. Ông Doanh và bà Tuyết lại làm đơn xin giám đốc thẩm. Quyết định Giám đốc thẩm của Tòa dân sự TAND tối cao ngày 20-8-2009 ghi rõ: “Hợp đồng chuyển nhượng giữa ông Doanh và bà Tuyết bị vô hiệu là có căn cứ, nhưng cả hai cấp tòa đã không giải quyết hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu là không đúng với quy định tại Điều 137 của Bộ luật Dân sự…”.

Tại phiên tòa sơ thẩm sau đó diễn ra vào ngày 18-10-2010, hội đồng xét xử tiếp tục không công nhận hợp đồng chuyển nhượng giữa bà Tuyết và ông Doanh. Và tại phiên xử phúc thẩm ngày 22-4-2011, điều khó hiểu đã xảy ra khi thẩm phán, chủ tọa phiên tòa công nhận tiền mua tài sản 30 Võ Thị Sáu là của ông Hoàng, nhưng lại công nhận hợp đồng mua bán giữa bà Tuyết và ông Doanh! Đây là sai lầm nghiêm trọng bởi tại Điều 160 Luật Đất đai quy định rõ, đất đai chỉ có thể chuyển nhượng trong trường hợp “đất không có tranh chấp”. Phán quyết của tòa chẳng khác nào tạo điều kiện cho bà Tuyết chiếm đoạt tài sản của ông Hoàng!

Vũ Hoàng

Tin cùng chuyên mục