G7 kiềm chế mức tăng nhiệt độ toàn cầu

Ngày 15-5, các bộ trưởng môi trường cùng đại diện Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) đã bắt đầu hội nghị hai ngày tại thành phố Toyama nằm bên bờ biển Nhật Bản. Theo Japan Times, trong ngày họp đầu tiên, các vấn đề được thảo luận bao gồm những tiến bộ đạt được dựa trên các mục tiêu phát triển bền vững của LHQ như xóa đói nghèo, giảm thiểu và tái chế rác thải. Hôm nay, sẽ diễn ra phiên thảo luận về biến đổi khí hậu, trong đó các bộ trưởng dự kiến thúc đẩy sớm triển khai Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu.
G7 kiềm chế mức tăng nhiệt độ toàn cầu

Ngày 15-5, các bộ trưởng môi trường cùng đại diện Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) đã bắt đầu hội nghị hai ngày tại thành phố Toyama nằm bên bờ biển Nhật Bản. Theo Japan Times, trong ngày họp đầu tiên, các vấn đề được thảo luận bao gồm những tiến bộ đạt được dựa trên các mục tiêu phát triển bền vững của LHQ như xóa đói nghèo, giảm thiểu và tái chế rác thải. Hôm nay, sẽ diễn ra phiên thảo luận về biến đổi khí hậu, trong đó các bộ trưởng dự kiến thúc đẩy sớm triển khai Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu.

Vì mục tiêu phát triển bền vững

Sự kiện trên là một trong hàng loạt cuộc họp cấp bộ trưởng trước thềm Hội nghị thượng đỉnh G7 dự kiến diễn ra ngày 26 và 27-5 tới tại tỉnh Mie, miền Trung Nhật Bản.

Theo các nguồn tin, các quốc gia G7 đang cân nhắc việc đưa ra tuyên bố chung tại hội nghị thượng đỉnh, theo đó có chiến lược lâu dài để giải quyết hiện tượng nóng lên toàn cầu trước năm 2020. Động thái này rõ ràng là nhằm báo hiệu một lập trường chủ động của G7 về sự nóng lên toàn cầu. Đẩy mạnh thực hiện Hiệp định Paris cũng được kỳ vọng sẽ giúp các nước đạt được 17 mục tiêu phát triển bền vững của LHQ trong số đó có những vấn liên quan đến biến đổi khí hậu.

Ngày 22-4 vừa qua, tại trụ sở LHQ ở thành phố New York (Mỹ), đại diện của 175 quốc gia, trong đó có những nước phát thải nhiều khí thải như Mỹ và Trung Quốc, đã tham gia ký kết Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu. Theo hiệp định, các nước tham gia nhất trí kiềm chế mức tăng nhiệt độ trên toàn cầu không quá 20C so với nhiệt độ của thời kỳ tiền cách mạng công nghiệp (vào khoảng những năm 1850).

Thảm họa tại nhà máy điện nguyên tử Fukushima năm 2011 đã thúc đẩy Nhật Bản ý thức hơn với bảo vệ môi trường

Nhật Bản nâng cao nhận thức trong xã hội

Theo trang web Worldfolio, xu hướng về tăng trưởng bền vững trong đó đề cao bảo vệ môi trường và ý thức trách nhiệm xã hội đã gia tăng trên khắp đất nước Nhật Bản, đặc biệt là sau thảm họa hạt nhân Fukushima năm 2011. Vì vậy, hội nghị lần này được người dân Nhật Bản rất xem trọng. Đây là cuộc họp về môi trường cấp liên chính phủ đầu tiên kể từ khi Hội nghị Paris về biến đổi khí hậu (COP21) thành công vào cuối năm 2015. Hơn thế nữa, Nhật Bản là một trong những nền kinh tế quan trọng nhất của thế giới. Hội nghị G7 về môi trường cũng là một cơ hội cho Nhật Bản cam kết nghiêm túc nỗ lực hướng tới việc tạo ra một môi trường toàn cầu tốt hơn và bền vững hơn.

Tại COP21, Chính phủ Nhật Bản đã cam kết cắt giảm khí thải CO2 tới 26% vào năm 2030 so với năm 2013. Con số này là khá cao so với các cam kết của các quốc gia G7 khác như Mỹ là 18% - 21%. Hội nghị tại Toyoma cũng sẽ cho thấy kế hoạch của Nhật Bản thực hiện mục tiêu cải thiện 35% hiệu suất năng lượng vào năm 2030 - một cam kết khác của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tại COP21.

Sau khi đã thiết lập cho mình những mục tiêu đầy tham vọng như vậy, Chính phủ Nhật Bản sẽ cần sự giúp đỡ từ các ngành công nghiệp của Nhật Bản để thực hiện. Rất may, nhiều công ty trong nước đang ủng hộ. Ngoài ô nhiễm không khí, một trong những vấn đề môi trường lớn nhất Nhật Bản hiện nay là quản lý chất thải. Nền kinh tế hiện đại ngày có nhiều chất thải và trên một đảo quốc nhỏ như Nhật Bản hiện đang có nhiều ngành công nghiệp chuyên xử lý chất thải. Họ cam kết ủng hộ mục tiêu giảm thải của Chính phủ Nhật Bản. Thật vậy, Nhật Bản đã trải qua một cuộc cách mạng năng lượng tái tạo kể từ khi thảm họa Fukushima năm 2011 dẫn đến tất cả các lò phản ứng hạt nhân của nước này bị đóng cửa. Công suất điện năng lượng Mặt trời của nước này đã tăng lên từ 4,9 gigawatt (GW) năm 2011 lên 23,3 GW hiện nay.

THỤY VŨ (tổng hợp)

Tin cùng chuyên mục