Ghi nhận tại các chợ truyền thống trên địa bàn như chợ Bà Chiểu (quận Bình Thạnh), chợ Nguyễn Tri Phương (quận 10), chợ Thủ Đức (TP Thủ Đức) cho thấy, giá cả nhiều loại hàng hóa như: cà chua, xà lách, cải bó xôi, dầu ăn, nước mắm, gia vị… đã tăng 30-100% so với trước. Theo tiểu thương, giá các mặt hàng rau củ quả tăng do giá chi phí vận chuyển, sản xuất tăng bởi giá xăng tăng; cùng với đó nguồn hàng đang khan hiếm do các tỉnh miền Trung, miền Tây đang vào mùa mưa nên các loại rau ăn lá dễ bị hư hỏng, dập nát.
Không riêng chợ truyền thống, các hệ thống siêu thị cũng cho biết đã nhận thông báo tăng giá của nhiều nhà cung cấp, tập trung ở nhóm hàng mỹ phẩm, gia dụng, thực phẩm khô, thực phẩm đóng gói, mức tăng giá từ 5-15%. Thậm chí, các doanh nghiệp bình ổn cũng đề nghị tăng giá trong thời gian tới.
Trong bối cảnh hàng tiêu dùng tăng giá, các nhà bán lẻ cho biết đang đàm phán để lùi thời gian tăng, đồng thời chấp nhận bù lỗ thông qua việc khuyến mãi nhằm chia sẻ với người tiêu dùng.
Các tin, bài viết khác
-
Nâng chất để siêu thị Việt là nơi mua sắm tin cậy
-
Quảng bá hàng Việt tại châu Phi
-
Co.opmart Rạch Giá đưa hàng Việt về nông thôn
-
Để sản phẩm OCOP vươn xa
-
Saigon Co.op - điểm tựa cho hàng Việt cất cánh
-
Saigon Co.op giảm giá 3.300 sản phẩm thiết yếu
-
Giá lương thực thực phẩm thế giới có xu hướng giảm
-
Cơ hội lớn cho doanh nghiệp
-
Nhân viên Co.opmart liên tục trả lại tài sản cho khách hàng
-
Cảnh báo mạo danh nhân viên Co.opmart lừa đảo tiểu thương