Cô Bùi Minh Tâm, hiệu trưởng nhà trường cho biết, mục tiêu của dự án là giúp học sinh thấy được những phẩm chất cao quý của người lính, từ đó bồi dưỡng cho các em tình yêu, niềm kính trọng đối với những anh hùng “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”, qua đó giáo dục học sinh về tình yêu quê hương, đất nước, con người Việt Nam.
Tham gia dự án, học sinh được chia thành các nhóm thực hiện một sản phẩm nghệ thuật kết hợp nhiều thể loại như ca hát, múa, kịch, thơ với chủ đề liên quan đến hình tượng người lính, thông qua các tác phẩm văn học hoặc sự kiện lịch sử giai đoạn 1945-1975. Tại buổi báo cáo dự án, lần lượt học sinh các lớp đã tái hiện nhiều nhân vật để lại dấu ấn quan trọng trong lịch sử đấu tranh và giải phóng dân tộc của đất nước, như Mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Thứ, nữ anh hùng Nguyễn Thị Định, 10 cô gái Thanh niên xung phong hy sinh ở Ngã ba Đồng Lộc… Thông qua việc tái hiện các nhân vật lịch sử, học sinh còn được rèn luyện một số kỹ năng như đặt vấn đề và giải quyết vấn đề, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin, sáng tạo nghệ thuật và sử dụng thời gian hiệu quả.
Từ khoá :
Các tin, bài viết khác
-
Công tác y tế phải đảm bảo an toàn cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022
-
TPHCM: Triển khai kế hoạch tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2022
-
Bộ GD-ĐT kiến nghị miễn toàn bộ học phí cho học sinh THCS ngay từ năm học 2022 – 2023
-
Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 - Những mốc thời gian quan trọng
-
Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022: Thí sinh F0 được đặc cách xét tốt nghiệp, nhưng vẫn được thi nếu có nguyện vọng
-
Nỗi buồn danh hiệu
-
Dạy học môn Lịch sử: Tránh càng gỡ càng rối
-
Tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022: Phải chặt chẽ, bảo đảm quyền lợi người học
-
Nhiều chương trình hợp tác giữa ĐH Quốc gia TPHCM và UBND TPHCM
-
TPHCM yêu cầu trường học không được ép buộc phụ huynh mua sách tham khảo