Hơn 1.500 học sinh tham gia chương trình "Đưa trường học đến thí sinh"

Sáng 2-4, tại Trường THPT Hùng Vương (quận 5), hơn 1.500 học sinh đến từ các trường THPT trên địa bàn TPHCM đã tham gia chương trình tư vấn hướng nghiệp "Đưa trường học đến thí sinh" do Báo Người Lao Động phối hợp với Bộ GD-ĐT, Sở GD-ĐT TPHCM, các trường đại học, cao đẳng tổ chức.

Chiến thuật đăng ký nguyện vọng để tăng cơ hội trúng tuyển

Mở đầu chương trình tư vấn, TS. Nguyễn Văn Hiếu, Giám đốc Sở GD-ĐT TPHCM cho biết, hiện nay có rất nhiều kênh thông tin về các khối ngành xét tuyển đại học cũng như ngành nghề lao động khác nhau. Học sinh cần tìm hiểu kỹ lưỡng, tham khảo các kênh thông tin chính thống để từ đó lựa chọn khối ngành xét tuyển phù hợp năng lực học tập và điều kiện kinh tế của gia đình.

Hơn 1.500 học sinh tham gia chương trình "Đưa trường học đến thí sinh"  ảnh 1

Giám đốc Sở GD-ĐT TPHCM Nguyễn Văn Hiếu phát biểu tại chương trình tư vấn

Ngoài ra, theo PGS. TS Nguyễn Thu Thuỷ, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ GD-ĐT), hiện nay Bộ GD-ĐT đã chính thức công bố kế hoạch tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, sau khi biết kết quả thi tốt nghiệp THPT, thí sinh đăng ký xét tuyển trên hệ thống của Bộ GD-ĐT. Nhìn chung, quy chế tuyển sinh năm nay giữ ổn định so với năm 2022.

Cụ thể, toàn bộ việc đăng ký nguyện vọng xét tuyển đều thực hiện trực tuyến. Thí sinh đăng ký số lượng nguyện vọng không giới hạn, thời gian đăng ký từ ngày 10-7 đến 17 giờ 30 ngày 30-7. Thí sinh có thể điều chỉnh nguyện vọng đã đăng ký không giới hạn số lần điều chỉnh.

"Thí sinh không nên chỉ đăng ký 1 nguyện vọng xét tuyển nhưng cũng không nên đăng ký quá nhiều nguyện vọng. Thay vào đó, cần có chiến thuật đăng ký nguyện vọng sao cho cơ hội trúng tuyển cao nhất", đại diện Vụ Giáo dục đại học cho biết.

Hơn 1.500 học sinh tham gia chương trình "Đưa trường học đến thí sinh"  ảnh 2

Nhiều câu hỏi của học sinh đã được các chuyên gia tư vấn giải đáp cặn kẽ tại chương trình

Liên quan đến phương thức sử dụng kết quả kỳ thi đánh giá năng lực để xét tuyển đại học, thông tin từ Bộ GD-ĐT cho biết, thời điểm hiện tại có gần 90 trường đại học, cao đẳng sử dụng kết quả kỳ thi đánh giá năng lực để xét tuyển. Trong đó, có trường sử dụng kết quả kỳ thi đánh giá năng lực đợt 1 để xét tuyển, có trường chờ kết quả thi đợt 2 và tổ chức xét tuyển chung cho cả 2 đợt.

Chọn ngành học thế nào cho phù hợp?

Tại buổi tư vấn, nhiều học sinh khối 12 băn khoăn với câu hỏi "Nên chọn ngành học thế nào cho phù hợp?".

Đáp lại băn khoăn này, ThS. Nguyễn Thị Mai Bình, Phó trưởng Phòng Đào tạo, Trường Đại học Hùng Vương bày tỏ: "Các em nên chọn ngành học theo sở thích. Bởi lẽ ngành nghề lao động khi đã lựa chọn sẽ đi theo mình suốt cuộc đời. Nếu không có đam mê các em sẽ không học được, nếu học được khi ra trường cũng khó bám trụ với nghề".

Sau khi xác định được ngành học xong mới chọn trường. Cơ sở để chọn trường là dựa trên năng lực học tập của bản thân, chọn trường có điểm chuẩn xét tuyển phù hợp khả năng học tập và điều kiện tài chính của gia đình, tránh tình trạng học nửa chừng phải "gãy gánh".

Hơn 1.500 học sinh tham gia chương trình "Đưa trường học đến thí sinh"  ảnh 3

Học sinh quan tâm nhiều vấn đề như phương thức xét tuyển, cơ hội việc làm sau khi ra trường, học phí của các ngành học...

Ở góc độ khác, theo TS. Nguyễn Thanh Phương, Trưởng phòng Quan hệ doanh nghiệp và việc làm sinh viên, Trường Đại học Nguyễn Tất Thành, ngoài việc lựa chọn ngành học phù hợp đam mê, sở thích của bản thân, thí sinh cần tìm hiểu môi trường làm việc của các ngành nghề.

"Nghề nào cũng có vinh quang và cả mặt trái. Không thể chỉ vì nghề đó kiếm được nhiều tiền hay là ngành hot mà chọn vì chưa chắc phù hợp với bản thân các em. Do đó, việc trải nghiệm môi trường làm việc của ngành đó sau khi ra trường và cả môi trường đào tạo ở trường đại học có ý nghĩa vô cùng quan trọng, giúp thí sinh đưa ra lựa chọn phù hợp nhất", TS. Nguyễn Thanh Phương bày tỏ.

Dịp này, Báo Người Lao Động trao tặng 22 suất học bổng, mỗi suất trị giá 2 triệu đồng cho các học sinh dân tộc thiểu số, học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Ngoài ra, 2.000 lá cờ đỏ sao vàng cũng được trao tặng cho Quận đoàn quận 5 để xây dựng "Đường cờ Tổ quốc" góp phần giáo dục tinh thần yêu nước cho thế hệ trẻ.

Tin cùng chuyên mục

Đọc nhiều nhất

Xét tuyển khối ngành Khoa học xã hội và nhân văn: Giải tỏa băn khoăn về việc làm, học phí

Xét tuyển khối ngành Khoa học xã hội và nhân văn: Giải tỏa băn khoăn về việc làm, học phí

Học các ngành Khoa học xã hội và nhân văn (KHXH-NV) chủ yếu là học thuộc lòng, không cần tư duy nhiều và ra trường khó tìm việc làm... Đó là những băn khoăn mà bạn đọc gửi đến các chuyên gia trong buổi giao lưu trực tuyến với chủ đề “Thông tin tuyển sinh khối ngành Khoa học xã hội và nhân văn” do Báo SGGP tổ chức ngày 1-6.

Hướng nghiệp - tuyển sinh

Xét tuyển khối ngành Khoa học xã hội và nhân văn: Giải tỏa băn khoăn về việc làm, học phí

Học các ngành Khoa học xã hội và nhân văn (KHXH-NV) chủ yếu là học thuộc lòng, không cần tư duy nhiều và ra trường khó tìm việc làm... Đó là những băn khoăn mà bạn đọc gửi đến các chuyên gia trong buổi giao lưu trực tuyến với chủ đề “Thông tin tuyển sinh khối ngành Khoa học xã hội và nhân văn” do Báo SGGP tổ chức ngày 1-6.

Giáo dục hội nhập

Giải thưởng Võ Trường Toản

Giải thưởng Võ Trường Toản: 25 năm chở trọn đạo người Thầy longform

Nghề giáo được ví như nghề đưa đò, chuyên chở học trò đến bến bờ tri thức; dẫn đường, khai mở hành trình thành nhân, lập nghiệp. Trên hành trình ấy, người thầy chịu biết bao trở lực, thử thách. Năm 1998, với trách nhiệm xã hội của mình, Báo SGGP lên ý tưởng tổ chức một giải thưởng dành để tôn vinh người Thầy, giải thưởng lấy tên cụ Võ Trường Toản, người thầy nổi tiếng của đất Sài Gòn - Gia Định xưa, ra đời. Trải qua bao biến thiên của thời cuộc, 1/4 thế kỷ, giải thưởng đã trở thành điểm tựa của biết bao người Thầy.

Học bổng Nguyễn Văn Hưởng

CLB Medseeds tổ chức hoạt động rèn kỹ năng cho sinh viên ngành y

Trong 2 ngày 22 và 23-10, CLB Medseeds (gồm các sinh viên đã và đang được trợ giúp từ Quỹ học bổng Nguyễn Văn Hưởng của Báo SGGP) đã tổ chức 2 buổi thảo luận với chủ đề “Cần chuẩn bị gì để xin học bổng du học” và “Phát triển kỹ năng tư duy phản biện cho sinh viên y khoa”. 

Giải thưởng Tôn Đức Thắng

Viết những ước mơ

Trong hàng ngàn sáng kiến, cải tiến được ứng dụng vào thực tiễn do những công nhân, kỹ sư đoạt Giải thưởng Tôn Đức Thắng thực hiện, có không ít nỗ lực của các nữ công nhân, nữ kỹ sư ngày đêm cần mẫn tìm tòi, nghiên cứu. Nhiều sản phẩm, ý tưởng của các chị được ứng dụng vào thực tiễn, không chỉ mang lại giá trị cho đơn vị mà còn nâng tầm sản phẩm Việt.