Giá rẻ, thị trường sẵn có, nửa năm trở lại đây, Israel cho biết đã phải đối mặt với không ít vụ tấn công bằng UAV từ các tổ chức thánh chiến Hồi giáo. Ưu điểm của UAV là nhỏ, hệ thống radar khó phát hiện. Nhiều máy bay còn có thể mang theo bom và phát nổ ngay trên không nhằm tiêu diệt mục tiêu.
Đáng nói, với công nghệ hiện nay, năng lực tấn công của UAV được cho là không còn thua kém máy bay chiến đấu truyền thống. Khu vực Trung Đông cũng lo ngại, tấn công khủng bố bằng UAV mới chỉ là sự khởi đầu của một trào lưu bạo lực bằng vũ khí thế hệ mới.
Xuất phát từ mối lo ngại trên, các công ty công nghệ của Israel đã nghiên cứu và phát triển các hệ thống có khả năng kiểm soát UAV của đối phương và thu thập thông tin từ các máy bay này. Hệ thống này cho phép người điều khiển hoàn toàn kiểm soát được UAV của đối phương, điều khiển chúng hạ cánh an toàn để phục vụ phân tích.
Theo các chuyên gia hãng công nghệ Skylock, hệ thống mới có thể khống chế UAV ở khoảng cách lên tới 3,5km và kiểm soát cùng lúc khoảng 200 UAV. Các công ty khác tại Israel cũng đang phát triển công nghệ tương tự. Rafael mới đây đã giới thiệu hệ thống Drone Dome chống UAV, có khả năng giành quyền kiểm soát UAV và điều khiển các máy bay này hạ cánh an toàn.
Các tin, bài viết khác
-
Brazil: Tai nạn nghiêm trọng, 11 người thiệt mạng
-
Kinh tế Nhật Bản tăng trưởng âm trong quý 1-2022
-
Giới trẻ châu Phi tích cực chống rác thải nhựa
-
9 triệu người chết mỗi năm do ô nhiễm
-
Phần Lan, Thụy Điển chính thức nộp đơn gia nhập NATO
-
Lợi ích từ việc robot hỗ trợ phẫu thuật
-
Thời của máy bán hàng tự động
-
Iran sản xuất vaccine Covid-19 công nghệ Cuba
-
Quân đội Mỹ triển khai trở lại tại Somalia
-
Tây Ban Nha: Tai nạn tàu hỏa, hàng chục người bị thương