Thị trưởng London Sadiq Khan cho rằng việc cấm các loại xe sử dụng nhiên liệu xăng và dầu diesel vào năm 2030, cùng với việc hỗ trợ lập các vùng không khí sạch ở các thành phố và giới thiệu chương trình đổi mới xe quy mô toàn quốc, sẽ giúp cải thiện đáng kể chất lượng không khí và sức khỏe của người dân. Chung quan điểm trên, thị trưởng các thành phố Manchester, Liverpool, Oxford, Sheffield và Bristol cũng kêu gọi đẩy nhanh lộ trình thực thi các biện pháp này.
Chính phủ Anh đang chịu nhiều áp lực phải đưa ra các biện pháp giảm thiểu tình trạng ô nhiễm không khí. Năm ngoái, LHQ đã đưa ra cảnh báo rằng tình trạng ô nhiễm môi trường ở Anh rất đáng quan ngại do nước này dường như đang bất lực trong việc đảm bảo chất lượng không khí sạch. Mức độ ô nhiễm không khí cao có thể là nguyên nhân gây ra 40.000 ca tử vong sớm mỗi năm ở Anh, với lượng khí thải từ ô tô và xe tải ước tính gây tổn thất 8 tỷ USD mỗi năm cho Cơ quan Y tế quốc gia (NHS) và xã hội. Theo kế hoạch của Chính phủ Anh, nước này dự kiến chi 1,3 tỷ USD cho các biện pháp đảm bảo chất lượng không khí, trong đó có việc tăng cường các phương tiện công cộng ít khí thải, khuyến khích người dân sử dụng xe điện, xe đạp và đi bộ.
Nghiên cứu gần đây cho thấy việc giảm dần xe chạy bằng xăng và dầu diesel sẽ giúp giảm 30% tình trạng ô nhiễm trong năm 2030, cải thiện sức khỏe và có khả năng thúc đẩy kinh tế thêm hàng tỷ USD bằng cách đưa Anh trở thành nước dẫn đầu thế giới về phát thải thấp. Chính quyền nhiều địa phương cho rằng ô nhiễm không khí không phải là vấn đề đơn lẻ, mà là một cuộc khủng hoảng sức khỏe toàn quốc. Đó là lý do vì sao vấn đề này đã trở thành vấn đề ưu tiên trong chương trình nghị sự của các thành phố tại Anh. Trong vài năm trở lại đây, London là một trong những địa phương đi đầu trong nỗ lực bảo vệ môi trường. Chính quyền London cam kết sẽ hướng tới một hệ thống giao thông vận tải không khí thải tại London vào năm 2050. Đầu năm nay, Thị trưởng Sadiq Khan còn công bố kế hoạch đưa London trở thành một Thành phố Công viên quốc gia vào năm 2019 và hướng tới mục tiêu phủ xanh hơn 50% diện tích London vào năm 2050. Trước thực trạng chất lượng không khí không đạt chuẩn, chính quyền London đã thực hiện một loạt biện pháp để cải thiện tình hình, bao gồm hạn chế sử dụng xe cá nhân, tăng gấp đôi ngân sách cho quỹ cải thiện chất lượng không khí ở thủ đô và tổng vệ sinh các loại taxi, buýt lưu thông trong khu vực thủ đô.
Trong tiến trình đàm phán rời khỏi Liên minh châu Âu (Brexit), Anh đã nhận được cảnh báo về hàng loạt khó khăn phải đối mặt, trong đó có vấn đề về môi trường. Theo giới chuyên gia Anh, cần hợp tác chặt chẽ với Liên minh châu Âu (EU) và tiếp tục tuân thủ các tiêu chuẩn môi trường của EU dù đã quyết định rời khỏi khối, bởi thị trường Anh có thể trở thành “thiên đường” của nhiều ngành kinh doanh bẩn và các sản phẩm không đạt tiêu chuẩn của EU, nhất là sau Brexit.
Chính phủ Anh đang chịu nhiều áp lực phải đưa ra các biện pháp giảm thiểu tình trạng ô nhiễm không khí. Năm ngoái, LHQ đã đưa ra cảnh báo rằng tình trạng ô nhiễm môi trường ở Anh rất đáng quan ngại do nước này dường như đang bất lực trong việc đảm bảo chất lượng không khí sạch. Mức độ ô nhiễm không khí cao có thể là nguyên nhân gây ra 40.000 ca tử vong sớm mỗi năm ở Anh, với lượng khí thải từ ô tô và xe tải ước tính gây tổn thất 8 tỷ USD mỗi năm cho Cơ quan Y tế quốc gia (NHS) và xã hội. Theo kế hoạch của Chính phủ Anh, nước này dự kiến chi 1,3 tỷ USD cho các biện pháp đảm bảo chất lượng không khí, trong đó có việc tăng cường các phương tiện công cộng ít khí thải, khuyến khích người dân sử dụng xe điện, xe đạp và đi bộ.
Nghiên cứu gần đây cho thấy việc giảm dần xe chạy bằng xăng và dầu diesel sẽ giúp giảm 30% tình trạng ô nhiễm trong năm 2030, cải thiện sức khỏe và có khả năng thúc đẩy kinh tế thêm hàng tỷ USD bằng cách đưa Anh trở thành nước dẫn đầu thế giới về phát thải thấp. Chính quyền nhiều địa phương cho rằng ô nhiễm không khí không phải là vấn đề đơn lẻ, mà là một cuộc khủng hoảng sức khỏe toàn quốc. Đó là lý do vì sao vấn đề này đã trở thành vấn đề ưu tiên trong chương trình nghị sự của các thành phố tại Anh. Trong vài năm trở lại đây, London là một trong những địa phương đi đầu trong nỗ lực bảo vệ môi trường. Chính quyền London cam kết sẽ hướng tới một hệ thống giao thông vận tải không khí thải tại London vào năm 2050. Đầu năm nay, Thị trưởng Sadiq Khan còn công bố kế hoạch đưa London trở thành một Thành phố Công viên quốc gia vào năm 2019 và hướng tới mục tiêu phủ xanh hơn 50% diện tích London vào năm 2050. Trước thực trạng chất lượng không khí không đạt chuẩn, chính quyền London đã thực hiện một loạt biện pháp để cải thiện tình hình, bao gồm hạn chế sử dụng xe cá nhân, tăng gấp đôi ngân sách cho quỹ cải thiện chất lượng không khí ở thủ đô và tổng vệ sinh các loại taxi, buýt lưu thông trong khu vực thủ đô.
Trong tiến trình đàm phán rời khỏi Liên minh châu Âu (Brexit), Anh đã nhận được cảnh báo về hàng loạt khó khăn phải đối mặt, trong đó có vấn đề về môi trường. Theo giới chuyên gia Anh, cần hợp tác chặt chẽ với Liên minh châu Âu (EU) và tiếp tục tuân thủ các tiêu chuẩn môi trường của EU dù đã quyết định rời khỏi khối, bởi thị trường Anh có thể trở thành “thiên đường” của nhiều ngành kinh doanh bẩn và các sản phẩm không đạt tiêu chuẩn của EU, nhất là sau Brexit.