Khánh thành dự án Nhà máy điện gió số 5 tỉnh Ninh Thuận

Ngày 14-11, tại xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận, Trungnam Group khánh thành đưa vào vận hành thương mại dự án Nhà máy điện gió số 5.

Nhà máy điện gió số 5 Ninh Thuận đi vào hoạt động là cột mốc đặc biệt cho chiến dịch hoàn thành 200 MW điện gió và 650MW điện mặt trời với tổng công suất 853,15 MW của Trung Nam tại Ninh Thuận, góp phần đưa Ninh Thuận đến gần với mục tiêu trở thành Trung tâm năng lượng tái tạo của cả nước.

Khánh thành dự án Nhà máy điện gió số 5 tỉnh Ninh Thuận ảnh 1 Nhà máy điện gió số 5 Ninh Thuận đưa vào vận hành thương mại. Ảnh: QUỐC HÙNG
Dự án Điện gió số 5 có tổng số vốn đầu tư 1.633 tỷ đồng, tổng công suất 46,2 MW, quy mô 11 trụ, sản lượng khai thác dự kiến là 136.281 MWh/năm. Mười một tuabin của dự án được cung cấp bởi Công ty Enercon (Cộng hòa Liên bang Đức) có công nghệ không hộp số với ưu điểm có thể hoạt động với tốc độ gió thấp từ 2 -2,5m/s góp phần trong việc khai thác hiệu quả tài nguyên quốc gia.

Khác với phát triển dự án điện mặt trời, quá trình và qui trình phát triển các dự án điện gió phức tạp hơn do chi phí đầu tư lớn, tốn kém thời gian vận chuyển, lắp đặt thiết bị, chưa kể nguồn cung thiết bị cũng khó khăn hơn trong bối cảnh của dịch Covid-19. Tuy nhiên, với bản lĩnh và kinh nghiệm của một tập đoàn năng lượng hàng đầu, Trungnam Group đã vượt qua các thách thức đó và hoàn thành đưa dự án vào hoạt động đúng tiến độ.

Bên cạnh đó, Trungnam Group cũng đã phối hợp với các đối tác có năng lực và chuyên môn hàng đầu thế giới như Enercon, Sany… Trong đó, các tuabin của dự án được cung cấp bởi Công ty Enercon (Cộng hòa Liên bang Đức) có công nghệ không hộp số với ưu điểm có thể hoạt động với tốc độ gió thấp từ 2 -2,5m/s, khả năng đón gió có vận tốc trung bình 7,1 m/s, cao hơn so với giai đoạn 1 là 6,5 m/s. Đây là loại tuabin trên đất liền có công suất lớn nhất tại Việt Nam hiện nay. Với việc lựa chọn thiết bị tiên tiến này, các chỉ tiêu về diện tích chiếm đất giảm xuống chỉ còn 0,14 ha/MW (so với suất sử dụng đất quy định không quá 0,35 ha/MW) góp phần đáng kể trong việc sử dụng hiệu quả tài nguyên quốc gia.

Thời gian tới, Trungnam Group dự kiến đầu tư 2 tỷ USD vào lĩnh vực điện gió. Ảnh : QUỐC HÙNG


Đến thời điểm này, Trungnam Group đã đưa vào vận hành thương mại hàng loạt dự án điện năng lượng tái tạo tại Ninh Thuận như Điện gió số 5 với công suất 46,2MW; Điện gió Thuận Bắc với công suất 151,95MW; Điện mặt trời Thuận Nam với công suất 450MW; Thuận Bắc với công suất 204MW. Tổng sản lượng đạt tổng sản lượng 2,25 tỷ kwh/năm. Tổng mức đầu tư đa lĩnh vực của Trung Nam tại Ninh Thuận hơn 2 tỷ USD.

Trong năm 2021, Trungnam Group đã hoàn thành 3 dự án điện gió lớn, trong đó dự án điện gió Ea Nam (Đắk Lắk) trở thành dự án nhà máy điện gió trên bờ có công suất lớn nhất Việt Nam hiện nay với 400MW; dự án Đông Hải 1 Trà Vinh trở thành dự án điện gió trên biển lớn nhất với công suất 100MW.

Định hướng xuyên suốt của Trungnam Group là “Phát triển Bền vững” với 5 mục tiêu gồm năng lượng sạch và bền vững; hành động ứng phó với biến đổi khí hậu; công nghiệp sáng tạo và phát triển hạ tầng; nâng cao chất lượng giáo dục; xóa nghèo

Trungnam Group hiện đang tiếp tục thực hiện nhiều dự án năng lượng nhằm đạt mục tiêu đến năm 2027 sẽ đưa thêm 10GW hòa lưới hệ thống điện quốc gia. Cụ thể, thời gian tới, Trungnam Group tiếp tục đẩy nhanh tiến trình hiện thực hóa các mục tiêu, các dự án Nhà máy điện gió Ea Nam Đắk Lắk công suất 400MW; Trang trại điện mặt trời Thuận Nam công suất 450MW… với doanh thu dự kiến đến 2025 hơn 1,5 tỷ USD/ năm.

Nhân dịp lễ khánh thành, Trungnam Group cũng đã tài trợ 10 căn nhà tình nghĩa cho những gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Ninh Phước với tổng số tiền 500 triệu đồng. Hỗ trợ tỉnh Ninh Thuận hơn 83 dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, giáo dục, y tế với số tiền hơn 109 tỷ đồng.

Tin cùng chuyên mục

Đọc nhiều nhất

Phát triển đội tàu biển quốc gia, việc phải làm ngay: Vận tải biển “èo uột”

Phát triển đội tàu biển quốc gia, việc phải làm ngay: Vận tải biển “èo uột”

LTS: Dù có đường bờ biển dài hàng ngàn kilomet với nhiều cảng quốc tế nhưng đội tàu biển Việt Nam hiện còn yếu, lạc hậu. Thị phần vận tải hàng hóa đang phụ thuộc vào các hãng tàu nước ngoài. Đầu tư phát triển ngành vận tải biển, tìm giải pháp để phát huy tiềm năng và lợi thế của một quốc gia biển là yêu cầu cấp bách hiện nay.

Ngân hàng - Chứng khoán

VietinBank xuất sắc giành giải thưởng Top 3 Doanh nghiệp niêm yết có hoạt động quan hệ nhà đầu tư yêu thích nhất 2023

Ngày 28-9, Lễ trao giải thưởng Doanh nghiệp niêm yết có hoạt động Quan hệ Nhà đầu tư (IR) tốt nhất năm 2023 - IR Awards 2023 do Vietstock, Hiệp hội VAFE và Tạp chí FiLi đồng tổ chức đã diễn ra tại TPHCM. Vượt qua nhiều Doanh nghiệp niêm yết (DNNY), VietinBank vinh dự được xướng tên tại hạng mục “Top 3 DNNY vốn hóa lớn có hoạt động IR được nhà đầu tư yêu thích nhất”.

Thị trường

Sản phẩm sữa chua “made in VietNam” chinh phục thị trường tỷ đô của Trung Quốc

Vừa qua, trong khuôn khổ Hội nghị xúc tiến đầu tư - thương mại - du lịch thành phố Hà Nội tại Trung Quốc, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) vừa ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác với 2 doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực nhập khẩu – phân phối sữa và nông sản tại Trung Quốc, để đưa sản phẩm sữa chua Vinamilk vào thị trường tỷ dân này. Hợp tác mở ra cơ hội lớn để các sản phẩm sữa chua “made in Vietnam” hiện diện và tạo vị thế riêng tại Trung Quốc.

Địa ốc

Du lịch

Rộn ràng Festival Thu Hà Nội

Ngày 30-9, du khách địa phương và khách quốc tế đổ về phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm để tham gia Festival thu lần đầu tiên được tổ chức tại Hà Nội. Festival Thu Hà Nội năm 2023 với chủ đề “ Thu Hà Nội - Đến để yêu” đa dạng hoạt động mang đậm nét đặc trưng của mùa thu Hà Thành.

Thông tin kinh tế