Chợ Hòa Hưng (trên đường Cách Mạng Tháng Tám, quận 10) quy mô tương đối lớn, nhưng phía đối diện bên kia đường lại là chợ tự phát (hẻm 430 Cách Mạng Tháng Tám, phường 11, quận 3) được đông đảo người lao động sinh sống ở khu vực xung quanh tìm tới mua thực phẩm hàng ngày. Lý do là giá cả “mềm” hơn. Tại chợ này, thực phẩm được bày lên những tấm bạt trải trực tiếp trên nền hẻm để tiết kiệm diện tích, mặc cho nơi đây thường xuyên hứng những thau nước bẩn từ hàng cá, hàng tôm hắt ra.
Tại chợ tự phát Văn Thánh (đường D1, quận Bình Thạnh), hoạt động mua bán và giết mổ gà, vịt sống khá sôi nổi. Phía trước những lồng gà, một phụ nữ đon đả chào mời khách, phía sau là 2 người đàn ông thoăn thoắt cắt tiết, nhổ lông, mổ gà. Địa điểm mổ gà ngay miệng cống thoát nước để tiện đổ nước thải. Kế miệng cống là lông gà kèm phân gà, lòng, phổi được chất thành đống, mặc cho ruồi nhặng bu đầy nhưng người bán vẫn chưa vội dọn. Những rổ gà “sạch” vừa giết mổ xong cũng được người bán đặt ngay trên nắp cống để chờ giao hàng.
Tại nhiều tuyến đường ở các quận ven, những bạt thịt heo bày la liệt trên vỉa hè và được quảng cáo là “heo sạch”, “heo nhà nuôi”, dù không biết thực hư nguồn gốc ở đâu nhưng vẫn hút khách. Đơn cử như đoạn vỉa hè dài chừng 1km trên đường Nguyễn Duy Trinh (quận 2), mỗi sáng có tới 5 sạp thịt heo. Khu này có nhiều công trình đang xây dựng nên đường sá, vỉa hè đầy bụi bặm. Vậy nhưng, người bán chẳng màng quét dọn, họ chỉ việc trải tấm bạt thẳng xuống nền đất, sau đó đổ những túi thịt lên, xếp ra và vô tư bán. Lựa hơn 3kg thịt heo các loại, chị Thúy (ngụ quận 9) cho biết: “Thịt heo ở đâu chẳng vậy, heo sạch cũng hên mới mua được nên ở đâu tiện, rẻ thì tôi mua”.
Trong khi đó, tại chợ Tân Lập (quận 2), dường như người mua đã quá quen thuộc với hình ảnh thực phẩm sống, chín được bày cùng một bàn. Chị Trinh, chủ quầy thịt lớn nhất nhì chợ, vừa thoăn thoắt cắt thịt heo sống cho khách này, rồi cũng bàn tay ấy lại nhón miếng thịt heo quay vàng rụm cân cho khách khác. Thấy chúng tôi thắc mắc khay thịt chín để lẫn với thịt sống, chị Trinh phân trần: “Thịt chín đựng trong khay chứ chung đụng hồi nào, mấy năm nay tui bán vậy, khách ăn hàng ngày có ai bị sao đâu”. Cách quầy thịt heo của chị Trinh không xa là quầy bán nội tạng heo đã luộc chín. Người bán vô tư dùng tay trần bỏ từng phần lòng heo vào các túi ni lông để bày trên sạp.
Theo ghi nhận của phóng viên, tại hầu hết các chợ tự phát trên địa bàn TPHCM đều có tình trạng thực phẩm tươi sống bày bán lẫn lộn với thức ăn chín, không được che đậy, vệ sinh môi trường không bảo đảm; hàng hóa chưa được kiểm soát tốt về nguồn gốc, thậm chí nhiều loại hải sản được bày trên nền đất... Chưa kể, người bán thản nhiên đổ nước thải đen ngòm và bốc mùi xuống nền đường, văng cả lên thực phẩm. Nhiều nơi, thực phẩm tươi sống được bày bán ngay cạnh bãi rác, bãi phế liệu được lưu lại từ nhiều ngày. Tuy nhiên, người tiêu dùng vẫn không mấy quan tâm, bởi điều họ quan tâm hơn cả vẫn là chi phí cho bữa ăn càng rẻ càng tốt.
Trao đổi với chúng tôi, ông Trương Văn Tâm, cán bộ phụ trách kinh tế phường Bình Trưng Đông (quận 2), thừa nhận hoạt động mua bán thực phẩm tươi sống ở một số tuyến đường trên địa bàn phường gây mất trật tự lòng, lề đường. Một số hộ thấy đoàn kiểm tra thì túm bạt kéo vào các khu đất trống gần đó. Còn vấn đề kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm thì phường không có chuyên môn, thiết bị máy móc cũng như chức năng nhiệm vụ nên chỉ có thể phối hợp cùng phòng y tế quận khi đơn vị này có lịch kiểm tra.
Thiết nghĩ, chính quyền địa phương và các ngành chức năng cần quan tâm hơn vấn đề an toàn thực phẩm ở các chợ tự phát. Người tiêu dùng, nhất là các bà nội trợ cũng nên quan tâm hơn sức khỏe người thân, gia đình trong những bữa ăn hàng ngày.
Tại chợ tự phát Văn Thánh (đường D1, quận Bình Thạnh), hoạt động mua bán và giết mổ gà, vịt sống khá sôi nổi. Phía trước những lồng gà, một phụ nữ đon đả chào mời khách, phía sau là 2 người đàn ông thoăn thoắt cắt tiết, nhổ lông, mổ gà. Địa điểm mổ gà ngay miệng cống thoát nước để tiện đổ nước thải. Kế miệng cống là lông gà kèm phân gà, lòng, phổi được chất thành đống, mặc cho ruồi nhặng bu đầy nhưng người bán vẫn chưa vội dọn. Những rổ gà “sạch” vừa giết mổ xong cũng được người bán đặt ngay trên nắp cống để chờ giao hàng.
Tại nhiều tuyến đường ở các quận ven, những bạt thịt heo bày la liệt trên vỉa hè và được quảng cáo là “heo sạch”, “heo nhà nuôi”, dù không biết thực hư nguồn gốc ở đâu nhưng vẫn hút khách. Đơn cử như đoạn vỉa hè dài chừng 1km trên đường Nguyễn Duy Trinh (quận 2), mỗi sáng có tới 5 sạp thịt heo. Khu này có nhiều công trình đang xây dựng nên đường sá, vỉa hè đầy bụi bặm. Vậy nhưng, người bán chẳng màng quét dọn, họ chỉ việc trải tấm bạt thẳng xuống nền đất, sau đó đổ những túi thịt lên, xếp ra và vô tư bán. Lựa hơn 3kg thịt heo các loại, chị Thúy (ngụ quận 9) cho biết: “Thịt heo ở đâu chẳng vậy, heo sạch cũng hên mới mua được nên ở đâu tiện, rẻ thì tôi mua”.
Trong khi đó, tại chợ Tân Lập (quận 2), dường như người mua đã quá quen thuộc với hình ảnh thực phẩm sống, chín được bày cùng một bàn. Chị Trinh, chủ quầy thịt lớn nhất nhì chợ, vừa thoăn thoắt cắt thịt heo sống cho khách này, rồi cũng bàn tay ấy lại nhón miếng thịt heo quay vàng rụm cân cho khách khác. Thấy chúng tôi thắc mắc khay thịt chín để lẫn với thịt sống, chị Trinh phân trần: “Thịt chín đựng trong khay chứ chung đụng hồi nào, mấy năm nay tui bán vậy, khách ăn hàng ngày có ai bị sao đâu”. Cách quầy thịt heo của chị Trinh không xa là quầy bán nội tạng heo đã luộc chín. Người bán vô tư dùng tay trần bỏ từng phần lòng heo vào các túi ni lông để bày trên sạp.
Theo ghi nhận của phóng viên, tại hầu hết các chợ tự phát trên địa bàn TPHCM đều có tình trạng thực phẩm tươi sống bày bán lẫn lộn với thức ăn chín, không được che đậy, vệ sinh môi trường không bảo đảm; hàng hóa chưa được kiểm soát tốt về nguồn gốc, thậm chí nhiều loại hải sản được bày trên nền đất... Chưa kể, người bán thản nhiên đổ nước thải đen ngòm và bốc mùi xuống nền đường, văng cả lên thực phẩm. Nhiều nơi, thực phẩm tươi sống được bày bán ngay cạnh bãi rác, bãi phế liệu được lưu lại từ nhiều ngày. Tuy nhiên, người tiêu dùng vẫn không mấy quan tâm, bởi điều họ quan tâm hơn cả vẫn là chi phí cho bữa ăn càng rẻ càng tốt.
Trao đổi với chúng tôi, ông Trương Văn Tâm, cán bộ phụ trách kinh tế phường Bình Trưng Đông (quận 2), thừa nhận hoạt động mua bán thực phẩm tươi sống ở một số tuyến đường trên địa bàn phường gây mất trật tự lòng, lề đường. Một số hộ thấy đoàn kiểm tra thì túm bạt kéo vào các khu đất trống gần đó. Còn vấn đề kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm thì phường không có chuyên môn, thiết bị máy móc cũng như chức năng nhiệm vụ nên chỉ có thể phối hợp cùng phòng y tế quận khi đơn vị này có lịch kiểm tra.
Thiết nghĩ, chính quyền địa phương và các ngành chức năng cần quan tâm hơn vấn đề an toàn thực phẩm ở các chợ tự phát. Người tiêu dùng, nhất là các bà nội trợ cũng nên quan tâm hơn sức khỏe người thân, gia đình trong những bữa ăn hàng ngày.