Kịch nói thành phố Hồ Chí Minh: Phác thảo một diện mạo

Là một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa lớn của đất nước, thành phố Hồ Chí Minh hôm nay đã có bộ mặt mới với nhiều nét độc đáo của một vùng không gian có đời sống tinh thần nổi trội. trong đó, diện mạo của sân khấu kịch nói là biểu hiện tích cực và tiêu biểu của chính sách mở, thoáng để phát triển và hội nhập, đã mang lại thành tựu về nhiều mặt trong đó có thành tựu về sân khấu.

Là một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa lớn của đất nước, thành phố Hồ Chí Minh hôm nay đã có bộ mặt mới với nhiều nét độc đáo của một vùng không gian có đời sống tinh thần nổi trội. trong đó, diện mạo của sân khấu kịch nói là biểu hiện tích cực và tiêu biểu của chính sách mở, thoáng để phát triển và hội nhập, đã mang lại thành tựu về nhiều mặt trong đó có thành tựu về sân khấu.

Thành tựu đáng được ghi nhận trong giai đoạn vừa qua là sự hình thành, phát triển trưởng thành đầy sức sống của sân khấu kịch nói thành phố. Hiện tượng này đã phản ánh tính chất năng động của con người, sự đúng đắn của định hướng, sự sáng suốt của đường lối. Đặc biệt nó phản ánh sức bật của thế hệ trẻ, nhanh nhạy trong phản xạ khi họ ý thức được chỗ đứng và vai trò của mình trong sự phát triển văn hóa nghệ thuật.

Do vậy mà ngay từ khi đất nước chuyển đổi từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường có định hướng, đời sống sân khấu đã sôi động hẳn lên, nảy sinh nhiều phương thức hoạt động nghệ thuật rất linh hoạt.

Một trong những phương thức hoạt động ấy được coi như một thành công của sân khấu thành phố chính là hoạt động xã hội hóa sân khấu. Từ đây, nhiều loại hình nghệ thuật cải lương, hát bội, kịch nói… đồng loạt tìm cách đến với khán giả.

  • Sân khấu kịch lên ngôi

Trong quang cảnh náo nhiệt của các loại hình truyền thống và hiện đại, nổi lên sân khấu kịch nói. Hoạt động ban đầu còn lẻ tẻ với các kịch mục ngắn, thời sự, vui để cười và phê phán nhẹ nhàng các thói hư tật xấu của con người xã hội hiện đại dễ sa vào thực dụng. Tiếng cười của kịch nói đã có giá trị giáo dục rất được khán giả yêu thích.

Hiếm có một thành phố nào có được sự sôi động như vậy. Hàng đêm vào các ngày cuối tuần tất cả các điểm diễn đều sáng đèn giới thiệu với khán giả đủ các thể loại bi kịch, hài kịch, chính kịch, diễn đủ loại đề tài xã hội, lịch sử, cách mạng. Sân khấu kịch nói phần nào đã làm được vai trò định hướng tư tưởng cho con người xã hội hiện đại, giúp họ vươn tới những mục tiêu sống đẹp hơn, tốt hơn biết dung hòa cái tôi trong cái chúng ta.

Kịch nói luôn khẳng định những mặt tích cực của đời sống, những ứng xử đẹp của con người và lên án những mặt trái bằng sự châm biếm và đầu óc hài hước. Đó là dùng tiếng cười làm vũ khí, phê phán, đấu tranh. Khi sử dụng tiếng cười để lên án cái đáng cười, người làm sân khấu kịch đã khéo léo trong vận dụng các phương thức giải trí để giáo dục hoặc ngược lại giáo dục bằng cách giải trí.

  • Một công chúng lý tưởng

Mối quan hệ giữa sân khấu với công chúng có thể ví như cá với nước. Sân khấu phải có khán giả mới tồn tại, mới có ý nghĩa, mới phát huy được tối đa những thông điệp sâu xa chứa đựng trong tác phẩm. Hiểu khán giả mà mình phục vụ là điều cốt tử đảm bảo thành công hoặc thất bại một khi anh có ý định sống bằng nghề này. Do vậy, dù là làm nghệ thuật thuần túy hay nghệ thuật kinh doanh, người làm sân khấu luôn chú ý đến đối tượng của mình là công chúng để nắm được sở thích của họ, mang lại cho họ cái mà họ thích.

Là bộ phận người xem đông đảo, khán giả thành phố có những đặc tính chung của người xem đồng thời cũng có tính cách riêng của người thành phố, người Nam bộ v.v… Họ vừa đa dạng, phức tạp lại vừa đơn giản, khác nhau rất xa về thị hiếu nhưng lại giống nhau ở tính hiếu kỳ, dễ bị lôi kéo theo số đông, dễ cười dễ khóc, chóng chán cái cũ, dễ bập vào cái mới. Họ có thể xem nhiều lần một vở kịch, một vai kịch mà mình ngưỡng mộ và cũng rất thờ ơ, dửng dưng khi không hợp “gu” cho dù vở kịch có giá trị, có ý nghĩa thực sự. Vì thế sân khấu thành phố mới có hiện tượng có vở diễn hàng trăm suất kéo dài từ năm này qua năm khác và cũng có nhiều vở mới chỉ diễn một hai suất đã phải “trùm mền”.

Mang trong mình tính cách đa chiều, đa dạng cả cái hay lẫn cái dở, khán giả TPHCM vẫn là những người xem kịch lý tưởng cần cho mọi sân khấu. Người làm nghề vì khán giả mà sáng tác, người nghệ sĩ vì họ mà biểu diễn, cũng vì họ mà làm bầu bỏ vốn đầu tư tác phẩm sẽ diễn cho họ xem. Các sân khấu diễn ở thành phố hiện nay có được sự nhộn nhịp, người sân khấu không ngừng kiếm tìm cái mới, cái lạ đáng xem chính là nhờ vào số đông những người đang nuôi dưỡng sân khấu bằng tấm vé mua của mình – khán giả.

  • Sân khấu xã hội hóa của nghệ sĩ

Sân khấu xã hội hóa ở thành phố Hồ Chí Minh với các hình thức đầu tư ngoài công lập – để phân biệt với sự đầu tư của nhà nước cho sân khấu công lập – là biểu hiện khá riêng biệt, độc đáo của sân khấu kịch. Thông thường nếu là tư thương bỏ vốn, người ta kiếm lợi nhuận là chính. Thị trường là như vậy, nhưng đối với người làm sân khấu bỏ vốn để làm kịch lại không phải chủ yếu nhằm thu lợi, bởi khi làm đã nhìn trước thấy cái lỗ.

Ở đây các nghệ sĩ biểu diễn bỏ vốn đầu tư cho vở diễn là do họ rất yêu sân khấu, rất thích vai diễn và không muốn chờ đợi lâu mới đến lượt hoặc đạo diễn chọn người khác. Đầu tư, họ có quyền yêu cầu đạo diễn thực hiện ý muốn của mình. Đầu tư kiểu ấy chính là để thỏa mãn khao khát được diễn của người nghệ sĩ.

Nhìn lại các sân khấu xã hội hóa có thể thấy đằng sau bảng hiệu là tên tuổi các nghệ sĩ như Thành Lộc (Sân khấu kịch IDECAF), Hồng Vân (Phú Nhuận), Phước Sang (Kịch Saigon) và nhiều nghệ sĩ Mỹ Uyên, Tuyết Thu, Minh Nguyệt, Ngọc Trinh… (Sân khấu 5B).

Những kịch mục được xây dựng từ các “bầu” nghệ sĩ này có thể có phần nào nương theo thị hiếu khán giả như sử dụng các tình huống, các nhân vật hài để hút khách, nhưng họ cũng có ý thức sàng lọc và đề ra các tiêu chí mới cho nghệ thuật, định hướng cho sáng tác, biểu diễn và đạo diễn

NSƯT TRẦN MINH NGỌC

Tin cùng chuyên mục