Trong công văn, hiệp hội đánh giá: Từ đầu năm 2017, công tác quản lý nhà nước đối với hệ CĐ không còn do Bộ GD-ĐT đảm nhiệm, tạo “điểm nghẽn” cản trở phân luồng học sinh sau trung học cơ sở và phát triển nguồn nhân lực. Nhằm góp phần triển khai Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII (Nghị quyết XIII), hiệp hội điểm lại công tác đào tạo hệ CĐ, nhận diện những lệch lạc và đề xuất giải pháp khắc phục.
Đánh giá những ưu điểm, hạn chế trong công tác quản lý hiện nay của giáo dục hệ CĐ, hiệp hội kiến nghị: Thứ nhất, kiến nghị Quốc hội sớm điều chỉnh các luật về giáo dục (Luật Giáo dục, Luật Giáo dục đại học, Luật Giáo dục nghề nghiệp) theo các định hướng: đưa trình độ CĐ về trở lại bậc giáo dục đại học, đổi tên Luật Giáo dục nghề nghiệp thành Luật Giáo dục nghề với các trình độ sơ cấp, trung cấp và cao cấp nghề, khuyến khích phát triển trung học nghề, chấp nhận sự tương đương giữa 2 bằng trung học phổ thông và trung học nghề, trên cơ sở đó thực hiện sự phân luồng triệt để học sinh sau trung học cơ sở. Thứ hai, đưa quản lý nhà nước hệ đào tạo CĐ về lại Bộ GD-ĐT.
Từ khoá :
Các tin, bài viết khác
-
Cần phát huy tính chủ động của giáo viên trong hướng nghiệp cho học sinh
-
Hiệu trưởng Trường Đại học Đồng Nai bị cách hết chức vụ trong Đảng
-
Thủ tướng chỉ thị về tăng cường chỉ đạo kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, GDNN năm 2021
-
Hợp tác quốc tế mở ra nhiều cơ hội cho học sinh, sinh viên trường nghề
-
Đà Nẵng: Yêu cầu dạy về kỹ năng phòng chống tai nạn thương tích
-
Đổi mới tư vấn tâm lý trường học
-
TPHCM: Gần 1.000 chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 tích hợp năm học 2021-2022
-
Phấn đấu kỳ thi tốt nghiệp THPT không ai vi phạm quy chế
-
TPHCM tăng cường kiểm tra, giám sát giờ học trực tuyến của học sinh
-
Không để học sinh yếu vẫn lên lớp