Theo Bộ NN-PTNT, việc khai thác cây đào, cây mai và một số cây trồng ngoài diện tích rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng tự nhiên do tổ chức, hộ gia đình và cá nhân tự bỏ vốn trồng thì do chủ rừng quyết định theo quy định của pháp luật. Đề nghị các UBND tỉnh tăng cường chỉ đạo, quản lý, tuyên truyền, vận động không để lợi dụng chặt phá cây rừng. Tùy theo điều kiện cụ thể của các địa phương, có thể áp dụng biện pháp xác nhận nguồn gốc, xuất xứ phù hợp, nhưng không tạo thêm thủ tục hành chính, ách tắc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm hợp pháp.
Thời gian qua, dư luận cả nước rất băn khoăn về chủ trương, chỉ đạo nghiêm cấm chặt phá, khai thác, kinh doanh, vận chuyển các loại đào rừng, mai rừng và hoa kiểng có nguồn gốc từ rừng trong dịp Tết Tân Sửu. Trong đó, UBND tỉnh Sơn La đã có Công văn số 72 ngày 8-1 đề nghị hướng dẫn trình tự, thủ tục khai thác và xác nhận cây đào trồng để phân biệt với đào rừng.
Trong công văn ngày 18-1, Bộ NN-PTNT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 45/CT-TTg ngày 31-12-2020 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức phong trào “Tết trồng cây” và tăng cường công tác bảo vệ, phát triển rừng ngay từ đầu năm 2021, báo cáo Bộ NN-PTNT trước ngày 31-1-2021.
Các tin, bài viết khác
-
TPHCM: Người dân thuận tiện hơn khi được đăng ký, cấp biển số xe ở huyện, xã, thị trấn
-
8 dự án hạ tầng giao thông lớn TPHCM chuẩn bị đầu tư cần bao nhiêu vốn?
-
Chủ nuôi tôm bấm được biển số ngũ quý 6 cho chiếc xe máy mới mua
-
Thả cá tái tạo nguồn lợi thuỷ sản sông Hương
-
Đồng Nai: Đổ trộm 18 tấn chất thải rắn công nghiệp xuống hồ nước
-
Từ 21-5, người dân đăng ký xe máy, xe ô tô tại cấp xã, phường và huyện, quận
-
Yêu cầu tỉnh Kiên Giang báo cáo việc thu hồi đất của dân giao doanh nghiệp phân lô
-
Các ứng dụng học tập hữu ích dành cho bạn trẻ
-
Freelancer: Tự do và tự lo
-
Hạn chế tình trạng hưởng bảo hiểm xã hội một lần