Ngày 28-7-1929, tại ngôi nhà số 15 phố Hàng Nón (Hà Nội), lúc đó là hiệu thuốc lào Thuận Mỹ, đã diễn ra một hội nghị quan trọng sau này trở thành một sự kiện lịch sử: hội nghị thành lập Tổng Công hội đỏ Bắc Kỳ.
Dự hội nghị có 7 đại biểu do đồng chí Nguyễn Đức Cảnh chủ trì. Hội nghị đã bầu đồng chí Nguyễn Đức Cảnh làm Hội trưởng lâm thời, quyết định ra một tờ báo mang tên Báo Lao Động, một tạp chí mang tên Công hội Đỏ. Địa điểm làm báo là một ngôi nhà nhỏ ở ngõ Thông Phong, đầu phố Hàng Bột, ngày nay là phố Tôn Đức Thắng.
Số 1 Báo Lao Động ra ngày 14-8-1929 đúng nửa tháng sau hội nghị thành lập Tổng Công hội đỏ Bắc kỳ. Sự kiện năm 1929 Báo Lao Động ra được 4 số đầu tiên là sự kiện lịch sử có giá trị truyền thống sâu sắc. Sau một thời gian gián đoạn, theo yêu cầu của Tổng Bí thư Trường Chinh, Báo Lao Động tiếp tục được xuất bản bí mật, do Tổng Biên tập Nguyễn Văn Trân thực hiện.
Tại buổi lễ, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã trao tặng Huân chương Lao động hạng nhất cho Báo Lao Động.
Từ khoá :
Các tin, bài viết khác
-
Tránh việc Trung tâm điều hành đô thị thông minh bị “đắp chiếu” vì không có dữ liệu
-
Dùng căn cước công dân rút tiền tại ATM: Đối sánh dữ liệu công dân trước khi được rút tiền
-
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dự khánh thành Đền thờ Liệt sĩ tại chiến trường Điện Biên Phủ
-
Quảng Trị: Đón nhận 12 hài cốt liệt sĩ hy sinh tại Lào
-
Điều tra vụ phá hơn 2,2ha rừng phòng hộ tại Gia Lai
-
Đưa trụ sở mới của Văn phòng UBND tỉnh Sóc Trăng vào hoạt động
-
Đồng hành chăm lo đời sống công nhân, người lao động - Bài 3: Tìm kế an cư cho công nhân
-
Hà Nội có chỉ số tia cực tím gây hại rất cao
-
Vụ di tích Lũy Thầy và sông Lũy Thầy bị xâm hại: Người dân cảm ơn Báo SGGP đã kịp thời phản ánh
-
Nghĩa tình trên quê hương Bác