Lãng phí thiết bị dạy học

Tại hội thảo đóng góp ý kiến về sử dụng thiết bị trường học bậc THPT do Bộ GD - ĐT tổ chức tại TPHCM vừa qua, nhiều giáo viên (GV) cho rằng: “Việc sử dụng trang thiết bị, đồ dùng dạy học (TTB, ĐDDH) vẫn còn lãng phí. Một số đồ dùng chưa sử dụng đã hư hoặc không đảm bảo tính chính xác”.

Tại hội thảo đóng góp ý kiến về sử dụng thiết bị trường học bậc THPT do Bộ GD - ĐT tổ chức tại TPHCM vừa qua, nhiều giáo viên (GV) cho rằng: “Việc sử dụng trang thiết bị, đồ dùng dạy học (TTB, ĐDDH) vẫn còn lãng phí. Một số đồ dùng chưa sử dụng đã hư hoặc không đảm bảo tính chính xác”.

Rõ ràng, TTB, ĐDDH giúp việc học trở nên sinh động nhẹ nhàng hơn nhưng do nội dung, chương trình sách giáo khoa nặng nề và dàn trải, một số TTB chỉ mang tính “biểu diễn” nên nhiều GV phải tự ý bỏ tiết dạy thực hành.

Nhiều GV góp ý rất thẳng thắn nên người nghe cũng cảm thấy “chói tai”, do vậy, lãnh đạo Cục Cơ sở vật chất và thiết bị trường học, đồ chơi trẻ em đã lường trước mức độ gay gắt trong buổi hội thảo nên đã không cho phóng viên các báo vào dự với lý do “cuộc họp mang tính nội bộ” (?!).
 
Cũng trong một hội thảo đánh giá về chương trình phân ban tổ chức vừa qua, hiệu trưởng trường THPT ở một tỉnh miền Tây đã “thú thật”: “Trường được cấp mấy cái ti vi 24 inches nhưng tụi tui đành để “trùm mền” vì màn hình ti vi nhỏ. Thử hỏi trong một hội trường HS ngồi ở xa làm sao nhìn thấy được ti vi đang chiếu những gì. Lãng phí thiệt đó nhưng không dám nêu ý kiến với cấp trên vì sợ nói ra năm sau sẽ bị cắt giảm kinh phí mua sắm”.

Từ khi triển khai đại trà chương trình mới, điệp khúc chậm trễ cung cấp TTB, ĐDDH đã không còn nhưng lại chuyển hướng sang một vấn đề mới nảy sinh là lãng phí. Khi ngành GD - ĐT đề cao kỹ năng thực hành, sử dụng thiết bị dạy học, chuyện lãng phí lại càng “rõ nét” hơn! Năm 2007, Kiểm toán Nhà nước đã phát hiện ra nhiều sai phạm với gần 90 tỷ đồng chi cho mua sắm TTB, ĐDDH bị sử dụng sai mục đích, trong đó có việc “hét” giá một bộ thiết bị dạy học lớp 10 lên tới... 100 triệu đồng.

Lãng phí còn “tiềm ẩn” ở chỗ nếu không nói ra thì đố ai biết những chuyện nội bộ của các trường như không có phòng chứa, TTB, ĐDDH cất trong kho, không có thời gian thực hành hay kiểu dạy “chay”, “đọc - chép” vẫn còn khá phổ biến…

Vào mỗi đầu năm học, Bộ  GD - ĐT lại ban hành danh mục TTB, ĐDDH tối thiểu các cấp học cùng hướng dẫn mua sắm, sử dụng, bảo quản thiết bị dạy học... Kinh phí mua sắm, bổ sung thiết bị chủ yếu bằng kinh phí chi thường xuyên của các cơ sở giáo dục (chỉ có những đơn vị nghèo được chương trình mục tiêu quốc gia hỗ trợ). Tiền mua lấy từ nguồn chi thường xuyên đồng nghĩa với việc mua nhiều đồ dùng dạy học thì phải giảm chi cho những hoạt động khác.
 
Khi vung tay dùng tiền mua sắm và sử dụng TTB, ĐDDH vô tội vạ, không hiệu quả, mấy ai nghĩ đến ở đâu đó, tại những vùng quê nghèo khó, vẫn còn những HS không có sách học, những HS phải đi chân đất để đến trường!

HỒNG LIÊN

Tin cùng chuyên mục

Đọc nhiều nhất

Kiến nghị lùi thời gian lựa chọn danh mục sách giáo khoa

Kiến nghị lùi thời gian lựa chọn danh mục sách giáo khoa

Sáng 27-3, Đoàn giám sát của Quốc hội do đồng chí Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội dẫn đầu đã có buổi làm việc với Thường trực UBND TPHCM về việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa (SGK) giáo dục phổ thông trên địa bàn TPHCM.

Hướng nghiệp - tuyển sinh

Giáo dục hội nhập

Ra mắt chương trình “Chào tiếng Việt” và phát động cuộc thi “Tìm kiếm sứ giả tiếng Việt ở nước ngoài 2023”

Tối 31-3, tại Hà Nội, Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam (NXBGD) phối hợp với Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (Bộ Ngoại giao) và Ban Truyền hình đối ngoại (Đài Truyền hình Việt Nam) tổ chức lễ ra mắt chương trình truyền hình “Chào tiếng Việt” và phát động cuộc thi “Tìm kiếm sứ giả tiếng Việt ở nước ngoài năm 2023”.

Giải thưởng võ trường toản

Giải thưởng Võ Trường Toản: 25 năm chở trọn đạo người Thầy longform

Nghề giáo được ví như nghề đưa đò, chuyên chở học trò đến bến bờ tri thức; dẫn đường, khai mở hành trình thành nhân, lập nghiệp. Trên hành trình ấy, người thầy chịu biết bao trở lực, thử thách. Năm 1998, với trách nhiệm xã hội của mình, Báo SGGP lên ý tưởng tổ chức một giải thưởng dành để tôn vinh người Thầy, giải thưởng lấy tên cụ Võ Trường Toản, người thầy nổi tiếng của đất Sài Gòn - Gia Định xưa, ra đời. Trải qua bao biến thiên của thời cuộc, 1/4 thế kỷ, giải thưởng đã trở thành điểm tựa của biết bao người Thầy.

Học bổng nguyễn văn hưởng

CLB Medseeds tổ chức hoạt động rèn kỹ năng cho sinh viên ngành y

Trong 2 ngày 22 và 23-10, CLB Medseeds (gồm các sinh viên đã và đang được trợ giúp từ Quỹ học bổng Nguyễn Văn Hưởng của Báo SGGP) đã tổ chức 2 buổi thảo luận với chủ đề “Cần chuẩn bị gì để xin học bổng du học” và “Phát triển kỹ năng tư duy phản biện cho sinh viên y khoa”. 

Giải thưởng tôn đức thắng

Viết những ước mơ

Trong hàng ngàn sáng kiến, cải tiến được ứng dụng vào thực tiễn do những công nhân, kỹ sư đoạt Giải thưởng Tôn Đức Thắng thực hiện, có không ít nỗ lực của các nữ công nhân, nữ kỹ sư ngày đêm cần mẫn tìm tòi, nghiên cứu. Nhiều sản phẩm, ý tưởng của các chị được ứng dụng vào thực tiễn, không chỉ mang lại giá trị cho đơn vị mà còn nâng tầm sản phẩm Việt.