Trong khoảnh khắc thiêng liêng, trên nền nhạc Quốc ca hào hùng, lá cờ đỏ sao vàng dần được kéo lên trên kỳ đài Hiền Lương, gợi nhớ đến những năm tháng chiến tranh khốc liệt, dưới mưa bom bão đạn, quân và dân ta vẫn kiên cường, quyết tâm giữ ngọn cờ luôn tung bay nơi kỳ đài giới tuyến.

Sau khi Hiệp định Genève được ký kết năm 1954, đất nước bị chia cắt thành hai miền Nam- Bắc, dòng sông Bến Hải - cầu Hiền Lương trở thành giới tuyến quân sự tạm thời trong hơn 20 năm. Nơi đây đã trở thành biểu tượng của nỗi đau chia cắt và khát vọng thống nhất của dân tộc.
Suốt 21 năm mang trên mình nỗi đau chia cắt, chứng kiến cảnh tang tóc, đau thương nhưng vô cùng anh dũng, kiên trung, cầu Hiền Lương đã trở thành "nhân chứng lịch sử đặc biệt" trong sự nghiệp đấu tranh thống nhất nước nhà.
Đã qua 45 mùa xuân thống nhất, ký ức những năm tháng hào hùng và bi tráng của dòng sông và nhịp cầu lịch sử Hiền Lương - Bến Hải mãi mãi còn in đậm trong ký ức hàng triệu triệu người Việt Nam.

Sau lễ thượng cờ thống nhất non sông tại Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương- Bến Hải, lãnh đạo và nhân dân Quảng Trị đã đến thắp hương viếng các anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Trường Sơn, Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Đường 9 và Thành Cổ Quảng Trị.
Từ khoá :
Các tin, bài viết khác
-
Trao Huy hiệu Đảng đợt 19-5 cho 54 đảng viên cao tuổi Đảng ở huyện Hóc Môn
-
Yêu cầu Chính phủ báo cáo về tình hình năm học 2021-2022
-
Tổ chức hội thảo khoa học 50 năm Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum
-
Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp các trí thức, sinh viên Việt kiều tại New York
-
Tổng thống Hy Lạp bắt đầu thăm chính thức Việt Nam
-
Giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới Việt Nam - Campuchia
-
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh từng làm việc tại thành phố Boston, Hoa Kỳ
-
Biểu dương 125 tập thể, cá nhân điển hình học tập Bác
-
Đoàn đại biểu Quốc hội TPHCM thăm, tặng quà các đơn vị lực lượng vũ trang tại Côn Đảo
-
TS Hoàng Thế Bân: Chính sách thu hút chuyên gia của TPHCM nên uyển chuyển hơn