Liên kết vùng ĐBSCL cần cơ chế pháp lý rõ ràng

(SGGP).- “Xây dựng và triển khai chương trình liên kết vùng ĐBSCL trong lĩnh vực nông nghiệp, tập trung các sản phẩm mũi nhọn và đào tạo nghề thiết thực cho nông dân là vô cùng quan trọng, một yêu cầu cấp bách” - ông Trần Hữu Hiệp, Vụ trưởng Vụ Kinh tế (Ban chỉ đạo Tây Nam bộ), nhấn mạnh tạo hội thảo “Giải pháp khai thác tiềm năng kinh tế - xã hội các tỉnh ĐBSCL theo hướng liên kết”, do Trường ĐH Cần Thơ tổ chức, ngày 29-11.

(SGGP).- “Xây dựng và triển khai chương trình liên kết vùng ĐBSCL trong lĩnh vực nông nghiệp, tập trung các sản phẩm mũi nhọn và đào tạo nghề thiết thực cho nông dân là vô cùng quan trọng, một yêu cầu cấp bách” - ông Trần Hữu Hiệp, Vụ trưởng Vụ Kinh tế (Ban chỉ đạo Tây Nam bộ), nhấn mạnh tạo hội thảo “Giải pháp khai thác tiềm năng kinh tế - xã hội các tỉnh ĐBSCL theo hướng liên kết”, do Trường ĐH Cần Thơ tổ chức, ngày 29-11.

Tại hội thảo, nhiều báo cáo, ý kiến thảo luận đã nhấn mạnh đến sự cấp thiết của mối liên kết vùng trong sản xuất - nhất là ở 3 mặt hàng chiến lược: lúa - gạo, trái cây, thủy sản (tôm - cá tra).

Tuy nhiên, trong gần 4 năm qua nhiều cuộc hội thảo, đề xuất về mối liên kết vùng ở ĐBSCL chưa mang lại kết quả như mong muốn. Trong đó nổi lên những bất cập về “rào cản” ngân sách; quy hoạch vùng hay nhưng còn “lép vế” so với địa phương; nguy cơ cạnh tranh từ các tỉnh có thể phá vỡ quy hoạch vùng…

Chính vì vậy, các đại biểu tham dự hội nghị đã thống nhất cao khi đưa ra kiến nghị: Chủ trương liên kết vùng ĐBSCL cần một cơ chế pháp lý rõ ràng và mạnh mẽ hơn là sự khuyến khích bằng các văn bản truyền đạt ý kiến. Một “chiếc áo pháp lý” tương xứng cho liên kết vùng là rất cần thiết cho nhu cầu bức xúc từ vùng sản xuất hàng hóa nông nghiệp lớn nhất nước.

CAO PHONG

Tin cùng chuyên mục