(SGGP).- Đó là thông tin ông Nguyễn Ngọc Luận, Chủ tịch CLB Doanh nhân Sài Gòn - ASEAN cho biết tại buổi tọa đàm Doanh nhân và báo chí hướng đến Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) được Ban Tuyên giáo Trung ương - cơ quan thường trực tại TPHCM và CLB Doanh nghiệp (DN) Sài Gòn - ASEAN tổ chức ngày 28-1.
Ông Nguyễn Ngọc Luận chia sẻ, AEC sẽ chính thức thành lập vào cuối năm 2015 nhưng đến nay hầu hết các DN vẫn còn rất lơ mơ với AEC, chỉ khoảng 30% DN Việt Nam hiểu biết đầy đủ về AEC để lên kế hoạch kinh doanh. Đặc biệt là các DN vừa và nhỏ hầu như không biết gì và không biết phải làm gì khi tham gia AEC. Khả năng phổ biến pháp luật của Việt Nam rất yếu do hạn chế về kinh phí và mức độ quan tâm của các cơ quan quản lý cũng chưa nhiều.
Ông Phạm Ngọc Hưng, Phó Chủ tịch Hiệp hội DN TPHCM lại cho rằng khi tham gia AEC, DN Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn hơn là cơ hội, đặc biệt là là sự sống còn của các DN vừa và nhỏ (DNVVN).
Theo ông Phạm Ngọc Hưng, nhiều DNVVN của Việt Nam chưa có thương hiệu, chưa có nhiều vốn thì làm sao có thể cạnh tranh trên thị trường khi hàng hóa từ các nước tràn vào Việt Nam với thuế suất bằng 0, trong khi đó các hàng rào thương mại để bảo hộ hàng trong nước lại rất lỏng lẻo. Đó là chưa kể các DN tại các nước như Thái Lan được vay lãi suất ưu đãi khoảng 6%/năm, trong khi đó các DNVVN tại Việt Nam đang phải vay lãi suất trung và dài hạn lên đến 12% - 13%/năm.
NHUNG NGUYỄN
Các tin, bài viết khác
-
Quảng Ngãi: Trồng hoa tết trong lòng thành phố
-
Ngư dân Hà Tĩnh trúng mẻ cá chim vây vàng khoảng 600 triệu đồng
-
Diện mạo tươi sáng của nền kinh tế sau 35 năm đổi mới
-
Năm 2020, thương mại điện tử Việt Nam tăng trưởng 18%
-
Năm 2020: Việt Nam xuất siêu gần 20 tỷ USD
-
Đầu tư mạnh vào kinh doanh sáng tạo
-
Nắng lên, nông dân tranh thủ xuống đồng
-
Nhiều kỳ vọng cho ngành thép
-
Bình Dương: Có thêm quỹ hỗ trợ khởi nghiệp 1 triệu USD
-
Lượng ô tô nhập về Việt Nam giảm mạnh