Môn Sử hơi “hóc búa”, môn Địa dễ thở, GDCD thí sinh dễ kiếm điểm 7-8

Sáng 27-6, gần 450.000 thí sinh trên cả nước bước vào ngày thi cuối cùng của kỳ thi THPT quốc gia với tổ hợp bài thi khoa học xã hội với 3 môn thành phần là Lịch sử, Địa lý và Giáo dục công dân. Sau 2,5 ngày thi, đây là buổi thi cuối cùng khép lại kỳ thi THPT quốc gia năm 2018.
Thí sinh vui mừng sau khi hoàn thành môn thi cuối cùng kỳ thi THPT quốc gia 2018. Ảnh: HOÀNG HÙNG
Thí sinh vui mừng sau khi hoàn thành môn thi cuối cùng kỳ thi THPT quốc gia 2018. Ảnh: HOÀNG HÙNG

Đánh giá đề thi Khoa học Xã hội, nhiều thí sinh cho rằng bài thi môn Lịch sử đòi hỏi suy luận nhiều, chứ không chỉ đơn thuần là kiến thức trong sách giáo khoa. Trong khi đó, môn Địa lý khá nhẹ nhàng, nhiều câu hỏi chỉ cần dựa vào Atlas là có thể lấy điểm.

Thí sinh Lâm Gia Hân, điểm thi THCS Trần Văn Ơn (quận 1) cho biết: “Đề Sử hơi trật với nội dung thầy cô ôn chút xíu, còn đề Địa trong tầm khả năng nên em làm được. Môn Sử em làm được khoảng 70% còn môn Địa thì cao hơn".

Tương tự, Phạm Thanh Long, thí sinh tự do tại điểm thi THCS Trần Văn Ơn cho biết: “Em thấy đề thi không khó lắm nhưng có nhiều đáp án giống giống nhau, nếu đọc không kỹ sẽ chọn đáp án sai. Nếu bạn nào chỉ học trong sách giáo khoa sẽ không làm hết được vì đề thi buộc thí sinh phải có kỹ năng suy luận ra từ kiến thức đã học”.

Nhận xét về đề thi môn GDCD sáng nay, cô Nguyễn Thị Thu Hà, Tổ trưởng Tổ Giáo dục Công dân, Trường THPT Võ Văn Kiệt cho biết, đề thi năm nay khá hay, có nhiều câu hỏi liên hệ thực tế. Cấu trúc và nội dung đề thi nhìn chung tương tư đề minh họa do Bộ GD-ĐT công bố, trong đó kiến thức lớp 11 chiếm khoảng 20%, nội dung trọng tâm từ bài học số 1-5 chương trình sách giáo khoa lớp 11. Dự kiến phổ điểm năm nay sẽ tập trung ở mức 7-8 điểm.

Ghi nhận tại nhiều điểm thi sáng nay tại TPHCM, bên cạnh những thí sinh chọn bài thi tổ hợp khoa học xã hội để xét tốt nghiệp phải làm hết cả 3 môn thi thành phần, có nhiều trường hợp thí sinh tự do chọn thi từng môn thành phần để xét tuyển vào đại học, cao đẳng.

Dự kiến chậm nhất ngày 11-7-2018 kết quả thi THPT quốc gia 2018 sẽ được công bố.

Tin cùng chuyên mục

Đọc nhiều nhất

Giáo dục hội nhập

Đại học Quốc gia TPHCM: Đẩy mạnh chuyển đổi số

Năm 2023, Đại học Quốc gia TPHCM xác định ưu tiên nguồn lực để thúc đẩy chuyển đổi số trong công tác đào tạo, khoa học - công nghệ. Đại học này tiếp tục xây dựng bài giảng số cho các môn chung và 20-30 môn học/học phần tại các đơn vị thành viên.

Giải thưởng Võ Trường Toản

Giải thưởng Võ Trường Toản: 25 năm chở trọn đạo người Thầy longform

Nghề giáo được ví như nghề đưa đò, chuyên chở học trò đến bến bờ tri thức; dẫn đường, khai mở hành trình thành nhân, lập nghiệp. Trên hành trình ấy, người thầy chịu biết bao trở lực, thử thách. Năm 1998, với trách nhiệm xã hội của mình, Báo SGGP lên ý tưởng tổ chức một giải thưởng dành để tôn vinh người Thầy, giải thưởng lấy tên cụ Võ Trường Toản, người thầy nổi tiếng của đất Sài Gòn - Gia Định xưa, ra đời. Trải qua bao biến thiên của thời cuộc, 1/4 thế kỷ, giải thưởng đã trở thành điểm tựa của biết bao người Thầy.

Học bổng Nguyễn Văn Hưởng

CLB Medseeds tổ chức hoạt động rèn kỹ năng cho sinh viên ngành y

Trong 2 ngày 22 và 23-10, CLB Medseeds (gồm các sinh viên đã và đang được trợ giúp từ Quỹ học bổng Nguyễn Văn Hưởng của Báo SGGP) đã tổ chức 2 buổi thảo luận với chủ đề “Cần chuẩn bị gì để xin học bổng du học” và “Phát triển kỹ năng tư duy phản biện cho sinh viên y khoa”. 

Giải thưởng Tôn Đức Thắng

Viết những ước mơ

Trong hàng ngàn sáng kiến, cải tiến được ứng dụng vào thực tiễn do những công nhân, kỹ sư đoạt Giải thưởng Tôn Đức Thắng thực hiện, có không ít nỗ lực của các nữ công nhân, nữ kỹ sư ngày đêm cần mẫn tìm tòi, nghiên cứu. Nhiều sản phẩm, ý tưởng của các chị được ứng dụng vào thực tiễn, không chỉ mang lại giá trị cho đơn vị mà còn nâng tầm sản phẩm Việt.