Vì vậy, cán cân thương mại hàng hóa của cả nước trong năm 2020 thặng dư 19,95 tỷ USD - là mức cao nhất trong 5 năm liên tiếp xuất siêu kể từ năm 2016. Tuy nhiên, kết quả xuất siêu của Việt Nam trong năm 2020 chủ yếu dựa ở khối doanh nghiệp FDI (có mức xuất siêu lên tới 33,87 tỷ USD), trong khi khối doanh nghiệp trong nước tiếp tục nhập siêu hơn 13,9 tỷ USD.
* Trao đổi thương mại Việt Nam - Canada đạt 9,9 tỷ USD
Theo văn phòng Bộ Công thương, năm 2019, một năm sau khi Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương được thực thi, trao đổi thương mại giữa Việt Nam và Canada tăng trưởng vượt bậc, đạt 4,8 tỷ USD, tăng tới 23,3% so với năm 2018. Năm 2020, con số này là 5,1 tỷ USD, tăng 6,6% mặc dù bị ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 và suy thoái kinh tế thế giới.
Dệt may, giày dép, sản phẩm điện tử và linh kiện, thủy sản, đồ gỗ là các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Canada; trong khi máy móc, thiết bị, lúa mì, đậu tương, hóa chất là các mặt hàng chủ yếu Việt Nam nhập từ Canada.
Tính đến tháng 11-2020, Canada là nhà đầu tư lớn thứ 14 của Việt Nam, với 212 dự án, trị giá hơn 5,05 tỷ USD. Canada đang là đối tác thương mại lớn thứ 2 của Việt Nam tại châu Mỹ và Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Canada tại ASEAN.
Các tin, bài viết khác
-
Nợ xấu chưa xử lý vẫn ở mức cao
-
Tăng trưởng kinh tế năm 2022 khoảng 5,2 - 6,2%
-
Tìm giải pháp giảm nghèo bền vững khu vực miền Trung – Tây Nguyên
-
Tập trung thực hiện hiệu quả liên kết du lịch giữa TPHCM và ĐBSCL
-
Cách chức Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đối với ông Trần Văn Dũng
-
Hành động để giảm ùn tắc tại cảng Cát Lái
-
Phải có kế hoạch giải ngân cụ thể từng dự án
-
Kỳ vọng vào Trung tâm liên kết, sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp vùng ĐBSCL
-
Đồng Tháp: Khai mạc triển lãm sản phẩm OCOP, văn hóa - du lịch
-
Sáu lưu ý hướng đến mục tiêu tăng trưởng kinh tế 8%-8,5%