Vụ nổ giải phóng khoảng 173 kiloton năng lượng, gấp 10 lần quả bom hạt nhân thả xuống thành phố Hiroshima của Nhật Bản trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Hình ảnh ghi lại vài phút sau khi quả cầu lửa tan biến vào trong bầu khí quyển cho thấy hình ảnh của cái đuôi thiên thạch bên trên các đám mây. Những đám mây chuyển màu cam do nhiệt lượng mạnh tỏa ra từ thiên thạch.
Các bức ảnh mới công bố do 2 thiết bị cài đặt trên vệ tinh Terra của NASA chụp lại. Một bức ảnh tĩnh chụp vào 23 giờ 50 (theo giờ GMT) và một loạt ảnh liên hoàn khác chụp vào 23 giờ 55.

Đây là vụ nổ thiên thạch mạnh nhất trong bầu khí quyển kể từ vụ nổ thiên thạch tại thị trấn Chelyabinsk của Nga vào năm 2013. Vụ nổ giải phóng 440 kiloton năng lượng và làm 1.500 người bị thương, chủ yếu do trúng các mảnh kính cửa sổ bị vỡ.

Các thiên thạch là đá không gian, bốc cháy sau khi tiến vào và ma sát với bầu khí quyển của Trái Đất. Chúng còn được biết đến với tên sao băng.
Các tin, bài viết khác
-
Amazon mất 2,3 triệu ha rừng nguyên sinh trong năm 2020
-
Các nước châu Âu ngừng bảo lãnh xuất khẩu nhiên liệu hóa thạch
-
Mỹ huy động mọi công cụ để ngăn ảnh hưởng của Trung Quốc
-
Các doanh nghiệp Pháp chịu ảnh hưởng nặng nề của Brexit
-
Trung Quốc đẩy mạnh hàng không vũ trụ
-
Rủi ro lớn nhất
-
Hỏa hoạn nghiêm trọng tại Niger, 20 trẻ em thiệt mạng
-
Quốc gia đầu tiên áp dụng luật biến đổi khí hậu với công ty tài chính
-
Bước tiến mới về thỏa thuận thuế toàn cầu
-
Phòng chống dịch Covid-19 Đông Nam Á cảnh giác cao độ