Bắt đầu từ việc hải quan Pháp cho công bố một thống kê mới nhất cho thấy giá trị nhập khẩu của đất nước hình lục lăng 6 tháng đầu năm nay cao hơn giá trị xuất khẩu tới 34,3 tỷ EUR, cả về hàng hóa tiêu dùng và dịch vụ. Trong khi đó, con số này cùng kỳ năm ngoái là 23 tỷ EUR.
Tờ Les Echos cho đăng tải bài xã luận với tít cảnh báo “Ngoại thương rơi vào vòng báo động đỏ nguy hiểm”, cho rằng, thâm hụt thương mại của Pháp là do lĩnh vực xuất khẩu khó lòng tăng tốc, dù nền kinh tế châu Âu đang phục hồi và thương mại thế giới phát triển trở lại. Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian đánh giá kết quả này là đáng báo động vì sẽ ngăn nền kinh tế Pháp tăng tốc. Xu hướng này lại đi ngược với nhiều nước châu Âu, đứng đầu là Đức với mức thặng dư thương mại kỷ lục đạt hơn 100 tỷ EUR.
Trong khi đó, tờ Le Figaro với bài viết “Pháp trả giá cho sự thiếu cạnh tranh”, cho biết thặng dư thương mại của Đức với Pháp là 21,2 tỷ EUR. Điều này cho thấy Berlin không nhập khẩu đủ hoặc quá ít đầu tư. Việc này sẽ gây nguy cơ nới rộng bất cân bằng với các đối tác thương mại.
Tờ Le Monde cũng gióng hồi chuông báo động về sự suy yếu của ngoại thương Pháp. Theo tờ báo này, nghịch lý là sự phục hồi kinh tế của Pháp đã nhấn chìm ngoại thương của nước này. Câu hỏi lớn được đặt ra: Tại sao trong khi tình hình kinh tế của Pháp được cải thiện, tỷ lệ tăng trưởng bắt đầu tăng, thất nghiệp từng bước giảm, các doanh nghiệp làm ăn có lãi hơn thì thâm hụt thương mại lại nghiêm trọng ở mức 50%, đặc biệt trong bối cảnh tại nhiều nước châu Âu, thặng dư thương mại tăng mạnh?
Le Monde đưa ra 2 lý do. Một mặt, từ lâu nay, Pháp không chú ý tới xuất khẩu, không có chính sách cạnh tranh quốc tế nên thị phần quốc tế cứ giảm dần từ năm này sang năm khác. Mặt khác, theo chuyên gia kinh tế Pháp Patrick Artus, bộ máy sản xuất công nghiệp của Pháp không đáp ứng được nhu cầu đang ngày càng tăng trong nước. Vì không tìm được các sản phẩm “made in France” ưng ý, người tiêu dùng tìm tới các sản phẩm của nước ngoài: điện thoại di động của Hàn Quốc, máy móc thiết bị của Đức, robot của Nhật… Nhập khẩu của Pháp đã tăng 4,4% sau một năm. Riêng doanh thu của các ngành dệt may, da giày của Pháp đã suy giảm 87% trong vòng 20 năm.
Hậu quả là mặc dù kết quả thăm dò ý kiến cho thấy người Pháp luôn chú trọng tới yếu tố “made in France” khi mua sắm, nhưng trên thực tế, chưa bao giờ họ mua nhiều hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài tới vậy. Le Monde kết luận: tại Pháp, tiêu dùng gây ra thâm hụt cán cân thương mại. Tại Đức, tiêu dùng kích thích sản xuất và tạo ra công ăn việc làm.
Để thoát khỏi tình trạng trên, theo các chuyên gia kinh tế, cần có nhiều thời gian và một chính sách bền vững chắc, hợp lý và rõ ràng. Đây cũng chính là một thông điệp dành cho Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, vốn đang phải đối mặt với tỷ lệ cử tri ủng hộ giảm mạnh.
Tờ Les Echos cho đăng tải bài xã luận với tít cảnh báo “Ngoại thương rơi vào vòng báo động đỏ nguy hiểm”, cho rằng, thâm hụt thương mại của Pháp là do lĩnh vực xuất khẩu khó lòng tăng tốc, dù nền kinh tế châu Âu đang phục hồi và thương mại thế giới phát triển trở lại. Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian đánh giá kết quả này là đáng báo động vì sẽ ngăn nền kinh tế Pháp tăng tốc. Xu hướng này lại đi ngược với nhiều nước châu Âu, đứng đầu là Đức với mức thặng dư thương mại kỷ lục đạt hơn 100 tỷ EUR.
Trong khi đó, tờ Le Figaro với bài viết “Pháp trả giá cho sự thiếu cạnh tranh”, cho biết thặng dư thương mại của Đức với Pháp là 21,2 tỷ EUR. Điều này cho thấy Berlin không nhập khẩu đủ hoặc quá ít đầu tư. Việc này sẽ gây nguy cơ nới rộng bất cân bằng với các đối tác thương mại.
Tờ Le Monde cũng gióng hồi chuông báo động về sự suy yếu của ngoại thương Pháp. Theo tờ báo này, nghịch lý là sự phục hồi kinh tế của Pháp đã nhấn chìm ngoại thương của nước này. Câu hỏi lớn được đặt ra: Tại sao trong khi tình hình kinh tế của Pháp được cải thiện, tỷ lệ tăng trưởng bắt đầu tăng, thất nghiệp từng bước giảm, các doanh nghiệp làm ăn có lãi hơn thì thâm hụt thương mại lại nghiêm trọng ở mức 50%, đặc biệt trong bối cảnh tại nhiều nước châu Âu, thặng dư thương mại tăng mạnh?
Le Monde đưa ra 2 lý do. Một mặt, từ lâu nay, Pháp không chú ý tới xuất khẩu, không có chính sách cạnh tranh quốc tế nên thị phần quốc tế cứ giảm dần từ năm này sang năm khác. Mặt khác, theo chuyên gia kinh tế Pháp Patrick Artus, bộ máy sản xuất công nghiệp của Pháp không đáp ứng được nhu cầu đang ngày càng tăng trong nước. Vì không tìm được các sản phẩm “made in France” ưng ý, người tiêu dùng tìm tới các sản phẩm của nước ngoài: điện thoại di động của Hàn Quốc, máy móc thiết bị của Đức, robot của Nhật… Nhập khẩu của Pháp đã tăng 4,4% sau một năm. Riêng doanh thu của các ngành dệt may, da giày của Pháp đã suy giảm 87% trong vòng 20 năm.
Hậu quả là mặc dù kết quả thăm dò ý kiến cho thấy người Pháp luôn chú trọng tới yếu tố “made in France” khi mua sắm, nhưng trên thực tế, chưa bao giờ họ mua nhiều hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài tới vậy. Le Monde kết luận: tại Pháp, tiêu dùng gây ra thâm hụt cán cân thương mại. Tại Đức, tiêu dùng kích thích sản xuất và tạo ra công ăn việc làm.
Để thoát khỏi tình trạng trên, theo các chuyên gia kinh tế, cần có nhiều thời gian và một chính sách bền vững chắc, hợp lý và rõ ràng. Đây cũng chính là một thông điệp dành cho Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, vốn đang phải đối mặt với tỷ lệ cử tri ủng hộ giảm mạnh.