(SGGP).- Sáng 7-5, Hội Nghiên cứu và giảng dạy văn học TPHCM cùng Tập đoàn truyền thông Thanh Niên và NXB Trẻ đã tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Kỷ niệm 100 năm ngày sinh Học giả - Nhà văn Nguyễn Đổng Chi”.
Ông sinh năm 1915, qua đời vào năm 1984, là một nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Việt Nam, nguyên Trưởng ban Hán Nôm, nguyên Quyền Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hán Nôm; năm 1984, ông được phong học hàm Giáo sư. Ông được truy tặng Huân chương Độc lập hạng nhì và Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 1 năm 1996.
Với hơn 50 năm cầm bút, phạm vi hoạt động của GS Nguyễn Đổng Chi rất đa dạng: sáng tác văn học, nghiên cứu văn học viết, nghiên cứu lịch sử, nghiên cứu Hán - Nôm… Cống hiến nổi bật hơn cả của ông là ở lĩnh vực sưu tầm, nghiên cứu văn học, văn hóa dân gian. Ông được coi là một trong những nhà văn hóa dân gian hàng đầu, nhất là những kiến giải mới mẻ về loại hình chuyện cổ tích Việt Nam trong tương quan với cổ tích thế giới. GS Nguyễn Đổng Chi đã sưu tầm và viết lại gần 2.000 chuyện cổ tích Việt Nam, soạn thành bộ sách “Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam” gồm 5 tập. Đây cũng là bộ sách nghiên cứu được biên soạn và in xong lâu nhất: 25 năm (1957-1982), rải rác với tổng cộng 5 lần in lẻ.
TƯỜNG VY
Các tin, bài viết khác
-
Kỷ niệm 65 năm thành lập Liên đoàn Xiếc Việt Nam
-
Tái dựng vở cải lương kinh điển “Nàng Xê Đa“
-
Danh ca Lệ Thu qua đời, hưởng thọ 78 tuổi
-
Mỹ Tâm gây sốt khi công bố liveshow “Tri Âm” tại TPHCM và Hà Nội
-
Dâng trâu trên đỉnh Pú Chò Nhàng
-
Chú trọng công tác lý luận, phê bình văn học
-
Thêm không gian tri thức - văn hóa phục vụ cộng đồng
-
Huế “đặt hàng” xây dựng và phát triển mô hình “dòng họ hạnh phúc“
-
Bị phạt 90 triệu đồng vì tổ chức “Hoa hậu Doanh nhân sắc đẹp Việt 2020” không phép
-
Kể chuyện lịch sử bằng nhạc cụ dân tộc theo phong cách nghệ thuật đương đại