Nhiều doanh nghiệp vẫn “chống lệnh” Bộ Giao thông Vận tải

Ngày 17-7, tin từ Tổng cục Đường bộ Việt Nam (ĐBVN), sau 6 tháng thực hiện Đề án của Bộ GTVT về việc bắt buộc các doanh nghiệp điều chuyển 30% xe khách cự ly từ 1.000km trở lên xuất phát từ Hà Nội và các tỉnh khu vực Đông Bắc đi phía Nam phải đi lên tuyến đường Hồ Chí Minh nhằm giảm tải cho QL1 đang xuống cấp nghiêm trọng, lượng xe khách đi lên tuyến đường Hồ Chí Minh không những không tăng mà còn giảm.

(SGGP). – Ngày 17-7, tin từ Tổng cục Đường bộ Việt Nam (ĐBVN), sau 6 tháng thực hiện Đề án của Bộ GTVT về việc bắt buộc các doanh nghiệp điều chuyển 30% xe khách cự ly từ 1.000km trở lên xuất phát từ Hà Nội và các tỉnh khu vực Đông Bắc đi phía Nam phải đi lên tuyến đường Hồ Chí Minh nhằm giảm tải cho QL1 đang xuống cấp nghiêm trọng, lượng xe khách đi lên tuyến đường Hồ Chí Minh không những không tăng mà còn giảm.

Cụ thể, theo số liệu thống kê của Tổng cục ĐBVN, tại điểm Chương Mỹ (Hà Nội) trong tháng 1, khi chưa có Đề án của Bộ GTVT, trên tuyến có 1.012 xe khách/ngày đêm nhưng đến tháng 6, con số này chỉ còn 971 xe. Nguyên nhân xe khách không lên đường Hồ Chí Minh theo quy định là do áp lực doanh số, muốn bắt khách dọc đường, nhất là trong bối cảnh các doanh nghiệp vận tải đang gặp khó khăn hiện nay. Bên cạnh đó, chế tài xử phạt các phương tiện không chấp hành còn thấp, nhỏ hơn mức lợi nhuận thu được nên không đủ sức răn đe.

Tổng cục ĐBVN đang đề nghị Bộ GTVT điều chỉnh lại một số văn bản, đề xuất mức xử phạt cao hơn đối với các doanh nghiệp, các đơn vị quản lý không chấp hành và xem xét phương án mời lực lượng công an tham gia để cưỡng chế đưa lượng xe khách đi vào đường Hồ Chí Minh theo quy định.

Đại diện Tổng cục ĐBVN cũng thừa nhận, hiện chất lượng đường Hồ Chí Minh đang bị xuống cấp, nhiều đoạn bị lồi lõm, nứt vỡ mặt đường gây cản trở giao thông.  

B. QUYÊN

Tin cùng chuyên mục