PFAS có thể gây giảm sinh sản

“Hóa chất mãi mãi” (Forever Chemical hay còn gọi là PFAS) - là loại hóa chất mạnh được sử dụng trong mỹ phẩm, chất chống thấm, hộp đựng thực phẩm đến bọt chữa cháy… có thể gây giảm khả năng sinh sản đến 40% đối với phụ nữ trên toàn thế giới.
PFAS có thể gây giảm sinh sản

Đây là kết quả nghiên cứu vừa được đăng trên Tạp chí Science of the Total Environment, qua đó các nhà khoa học từ Trường Y khoa Icahn (Mỹ) đã nghiên cứu trên hơn 1.000 phụ nữ khỏe mạnh ở Singapore, được chia thành nhiều nhóm và được theo dõi sức khỏe trước khi thụ thai tự nhiên, được đo mức độ PFAS khác nhau trong huyết tương (ảnh)…

Nhóm nghiên cứu đã nhận thấy khả năng sinh sản giảm khoảng 5%, 10% đến 25% giữa những người bị phơi nhiễm PFAS thấp nhất. Nhưng những phụ nữ tiếp xúc với hỗn hợp các hóa chất PFAS ở nồng độ cao sẽ bị giảm trung bình khoảng 30%-40% khả năng mang thai hoặc sinh con trong vòng 1 năm.

Trong một số nghiên cứu trước đây, PFAS được khẳng định có thể phá vỡ các hormone sinh sản và có liên quan đến việc dậy thì muộn cũng như tăng nguy cơ lạc nội mạc tử cung, hội chứng buồng trứng đa nang. Tuy nhiên, nghiên cứu mới nhất cho thấy PFAS cũng làm giảm khả năng sinh sản ở những phụ nữ khỏe mạnh và đang cố gắng thụ thai một cách tự nhiên. Các nhà nghiên cứu lưu ý phụ nữ nên nhận thức được tác hại của PFAS và thực hiện các biện pháp phòng ngừa để tránh tiếp xúc với loại hóa chất này, đặc biệt là khi họ đang cố gắng thụ thai.

Đọc nhiều nhất

Hyundai Motor của Hàn Quốc đã bắt đầu sản xuất xe điện ở Indonesia. Ảnh: HYUNDAI MOTOR

Nickel - “vũ khí” cạnh tranh của Indonesia

Khi toàn cầu đua nhau phát triển xe điện (EV), Indonesia như diều gặp gió vì đảo quốc này đang sở hữu một trữ lượng khổng lồ nickel - vật liệu quan trọng để sản xuất pin EV.

Hồ sơ - tư liệu

Đồng USD giảm vị thế ở Trung Đông

Iraq vừa cấm các giao dịch bằng USD. Saudi Arabia và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) có kế hoạch bán dầu mà không sử dụng đồng USD và đang hướng tới thiết lập một loại tiền tệ hoàn toàn mới để thay thế. Những diễn biến ở Trung Đông cho thấy sự thống trị của đồng USD trong khu vực dường như đang đổi chiều.