Giải quyết quá tải ở các phòng công chứng

Phân cấp hay xã hội hóa?

Trước tình trạng quá tải tại các phòng công chứng mà báo chí đã phản ánh trong thời gian gần đây, phóng viên Báo SGGP đã có cuộc trao đổi với Phó Giám đốc Sở Tư pháp TPHCM NGÔ MINH HỒNG về việc này. Nói về nguyên nhân quá tải, đồng chí cho biết:
Phân cấp hay xã hội hóa?

Trước tình trạng quá tải tại các phòng công chứng mà báo chí đã phản ánh trong thời gian gần đây, phóng viên Báo SGGP đã có cuộc trao đổi với Phó Giám đốc Sở Tư pháp TPHCM NGÔ MINH HỒNG về việc này. Nói về nguyên nhân quá tải, đồng chí cho biết:

Phân cấp hay xã hội hóa? ảnh 1
Người dân ký tên trước công chứng viên tại Phòng Công chứng số 1. Ảnh: CHẾ HÂN

Lượng việc nhiều là do lượng công chứng bản sao mà dân yêu cầu quá lớn, cộng với khối lượng công việc khác mà các Phòng công chứng và UBND quận- huyện phải thực hiện, đã dẫn đến tình trạng ùn tắc, quá tải. Sau gần 4 năm thực hiện Nghị định 75/CP, tình hình quá tải, phiền phức trong việc công chứng bản sao tại các phòng công chứng tại TPHCM có xu hướng ngày càng bức xúc.

Tuy nhiên, nguyên nhân cũng từ nhiều phía. Một mặt, nhiều quy định pháp luật vẫn còn buộc người dân phải nộp bản sao giấy tờ có công chứng, chứng thực. Mặt khác, do Nghị định 75/CP của Chính phủ về công chứng, chứng thực quy định chỉ các phòng công chứng và UBND quận- huyện có thẩm quyền công chứng, chứng thực bản sao, nên lượng bản sao ở phường- xã dồn về Phòng Công chứng và quận- huyện. Trong khi đó, TPHCM lại là một đô thị lớn, địa bàn rộng, đông dân, tập trung nhiều trường đại học, nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhu cầu sử dụng bản sao của các tổ chức, cá nhân rất lớn.

° Được biết, Chính phủ đã có nhiều quy định về việc tự đối chiếu bản sao, đồng chí vui lòng cho biết cụ thể những quy định trên và việc thực hiện tự đối chiếu của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn thành phố?
* Đúng như vậy. Hiện Chính phủ có nhiều văn bản pháp luật quy định về việc tự đối chiếu bản sao. Cụ thể tại điều 73 Nghị định 75/CP ngày 8-12-2000 về công chứng, chứng thực của Chính phủ quy định rõ việc cấp và sử dụng bản sao: “Cơ quan, tổ chức cấp bản chính giấy tờ có quyền cấp bản sao giấy tờ đó. Cơ quan, tổ chức khi tiếp nhận giấy tờ mà yêu cầu phải xuất trình bản chính để đối chiếu thì phải có trách nhiệm tự mình đối chiếu bản chụp với bản chính, không được đòi hỏi nộp bản sao có công chứng, chứng thực”.

Điểm I.1 Chỉ thị 01/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 5-3-2001 có quy định các bộ-ngành cần tiến hành rà soát để hủy bỏ các quy định bắt buộc người dân phải nộp bản sao giấy tờ do phòng công chứng chứng nhận trong hồ sơ…

Thế nhưng, các cơ quan hành chính nhà nước, các đơn vị kinh tế- sự nghiệp của trung ương và địa phương khi tiếp nhận hồ sơ vẫn không tự đối chiếu bản chính mà vẫn buộc người dân phải nộp bản sao có công chứng, chứng thực. Lâu dần, việc này tạo thành tâm lý “sính” bản sao có công chứng, chứng thực, hoặc cứ sao y sẵn cho yên tâm. Cũng có tâm lý sợ trách nhiệm nên khi các cơ quan, đơn vị tiếp nhận hồ sơ đòi hỏi phải qua công chứng, chứng thực cho chắc ăn…

° Hiện TPHCM có biện pháp chế tài nào đối với các cơ quan, đơn vị không thực hiện việc tự đối chiếu không, thưa đồng chí?
° TPHCM vẫn chưa có biện pháp nào đối với các cơ quan, đơn vị không thực hiện việc tự đối chiếu.

° Theo đồng chí thì đâu là “điểm nhấn” để giải quyết tình trạng quá tải này trong thời gian tới?
° Sở Tư pháp đã thực hiện nhiều biện pháp như tuyên truyền, chỉ đạo thực hiện các quy định trong Chỉ thị 01 của Thủ tướng Chính phủ về triển khai thực hiện Nghị định 75/CP; tham mưu cho UBND TP giao UBND phường- xã chứng thực bản sao giấy chứng minh nhân dân, hộ khẩu; thành lập thêm Phòng công chứng; cải tiến quy trình, thủ tục công chứng, chứng thực... Nhưng vẫn chưa cải thiện được sự quá tải. TPHCM hiện có 5 Phòng công chứng, với 28 công chứng viên và 140 cán bộ viên chức (CBVC), so với khi thí điểm thành lập công chứng vào năm 1988, chỉ có 2 công chứng viên và 5 CBVC thì là bước phát triển lớn.

Thế nhưng, hoạt động công chứng trên toàn quốc nói chung và TPHCM nói riêng liên tục phát triển, nhất là ở khối lượng công việc và tính chất giao dịch. Do đó, dù số lượng phòng công chứng tăng nhưng vẫn không đáp ứng kịp khối lượng công việc, yêu cầu ngày một tăng của dân (cụ thể, theo thống kê, trong 10 năm trở lại đây khối lượng công việc năm sau luôn cao hơn năm trước khoảng 30%).

Phân cấp hay xã hội hóa? ảnh 2
Phó Giám đốc Sở Tư pháp TPHCM NGÔ MINH HỒNG.

Vì thế, theo tôi, chúng ta không thể giải quyết quá tải bằng biện pháp tiếp tục sửa đổi, bổ sung thông tư, nghị định, tăng thêm Phòng công chứng, công chứng viên, biên chế như trước nay, vì sẽ trái với chủ trương sắp xếp bộ máy, tinh giản biên chế. Hơn nữa, các biện pháp tăng số lượng phòng công chứng, công chứng viên, cũng không giải quyết được một cách triệt để vấn đề, chưa động vào “cái gốc” của sự quá tải, ách tắc.

Bản chất công tác công chứng là bảo vệ “quyền lợi tư” của từng cá nhân, tổ chức trong giao dịch, cho nên nhà nước không nên duy trì bộ máy vừa phục vụ nhiệm vụ quản lý xã hội, bảo vệ lợi ích công cộng, vừa bảo vệ các quyền lợi tư. Do vậy, theo tôi, “điểm nhấn” là phải đổi mới tổ chức và hoạt động công chứng theo hướng xã hội hóa nhằm tăng thêm sự lựa chọn, giảm phiền hà cho dân, giảm chi phí cho ngân sách nhà nước.

° Nếu với giải pháp phân cấp cho phường- xã, liệu có khả thi không hay lại đùn đẩy cái quá tải ấy cho đơn vị khác vì phường- xã hiện nay đang kêu là quá nhiều việc và trình độ cán bộ thấp?
° Được sự ủng hộ của Bộ Tư pháp, UBND TPHCM đã đề nghị Chính phủ cho phân cấp chứng thực bản sao cho UBND phường- xã. Mục đích ở đây là thuận tiện cho người dân chứ không phải là đẩy việc cho cấp dưới. Còn việc làm sao để tăng “lực” cho chính quyền cấp phường-xã để đủ sức thực hiện công việc là một vấn đề khác.

HÀN NI

Tin cùng chuyên mục