Bộ GD-ĐT cho biết, đến thời điểm này, các công tác chuẩn bị cho kỳ thi đã thực hiện đúng tiến độ và kế hoạch đề ra. Việc cần làm hiện nay là phải phân định rõ trách nhiệm của Bộ GD-ĐT với tỉnh, thành về việc tổ chức kỳ thi. Công tác thanh tra phải bảo đảm “giao nhưng không buông” để tạo tính khách quan, tính trách nhiệm và hiệu quả; tổ chức thi phải chặt chẽ, khách quan, công bằng nhưng không chủ quan.
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn cho rằng, tổ chức kỳ thi là việc lớn nhưng có tính “thời vụ” nên giai đoạn này cần dành sự quan tâm đặc biệt. Trong đó, “trái tim” của kỳ thi là khâu làm đề thi; quan tâm hàng đầu là đề phải đúng và chính xác. Song song đó, vấn đề bảo mật đề cần đặc biệt được đề cao; chuẩn bị tốt các phương án, sẵn sàng cho tình huống có thể phải thi trên 2 đợt do yếu tố khách quan; chuẩn bị kịch bản ứng phó với các tình huống bất thường…
Hướng tới một kỳ thi bình thường nhưng không bị động trong điều kiện bất thường (thiên tai, dịch bệnh). Mục tiêu cao nhất là tạo thuận lợi tối đa cho người dự thi; phấn đấu kỳ thi không có thí sinh, giáo viên vi phạm quy chế thi, coi thi. Để có được điều này cần tập huấn, bồi dưỡng và phổ biến quy chế một cách cụ thể và chi tiết.
Các tin, bài viết khác
-
Thi tốt nghiệp THPT 2022: Bảo đảm quyền lợi tối đa cho thí sinh nếu có tình huống bất khả kháng
-
Du học nhưng không phải để học
-
50 tỷ đồng cho chương trình Hành động vì một tương lai bền vững
-
Học bổng “Tiếp sức mùa thi” năm 2022
-
Trường Đại học Trà Vinh có tân hiệu trưởng
-
TPHCM: Gần 12.000 cán bộ, giáo viên tham gia coi thi tuyển sinh lớp 10
-
Phát phiếu khảo sát vào lớp 6 Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa từ ngày 7 đến 10-6
-
Sở GD-ĐT TPHCM kiến nghị quy định thống nhất về tổ chức Kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia
-
Tăng học phí song hành hỗ trợ người học
-
Hết dịch, trường đại học gầy dựng lại sàn việc làm cho sinh viên