Ngày 25-9, các nhà khoa học thuộc Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho biết vẫn chưa xác định chính xác điểm rơi của vệ tinh nghiên cứu tầng thượng quyển UARS của NASA. Các nhà khoa học thuộc NASA tin rằng hầu hết các mảnh vỡ của vệ tinh 20 tuổi, nặng khoảng 6 tấn đã lao xuống Thái Bình Dương và có khả năng mất tích.
Hiện chưa có bất cứ báo cáo nào về thiệt hại do vệ tinh UARS gây ra khi nó “hạ cánh” xuống trái đất vào khoảng 5 giờ sáng ngày 24-9 ( giờ GMT), tức khoảng 12 giờ, theo giờ Hà Nội.
Theo ông Jonathan McDowell thuộc Trung tâm vật lý thiên thể học Harvard-Smithsonian nhận định, rất có thể nhiều mảnh vỡ của vệ tinh trên đã rơi xuống các khu vực như Portland, Oregon; Seattle; Calgary, Alberta, Saskatoon và Saskatchewan thuộc phía tây Canada. Thông tin sau đó nhanh chóng lan truyền trên mạng xã hội Twitter.
Tuy nhiên, ông Nick Johnson, nhà khoa học của NASA cho rằng các thông tin trên là không đáng tin cậy.
Vệ tinh UARS mang theo 10 thiết bị khoa học dùng để đo nhiệt độ, sức gió, các thành phần của tầng khí quyển… được phóng lên từ mặt đất vào năm 1991 và đến năm 2005 thì nó chính thức kết thúc sứ mệnh.
![]() |
Hình ảnh vệ tinh UARS |
Theo tính toán trước đó của NASA, vệ tinh UARS sẽ nổ tung và bốc cháy trước khi nó tiếp đất, khoảng 26 mảnh vỡ của nó (tổng cộng nặng khoảng 544kg và mảnh lớn nhất không quá 136kg) có thể qua được khí quyển, rơi xuống một khu vực rộng tới 800km nằm trong khoảng 570 vĩ bắc và 570 vĩ nam.
Theo quy định của luật pháp Mỹ, khi công dân phát hiện “rác vũ trụ” tuyệt đối không được cất giữ mà phải giao nộp cho nhà chức trách vì đó là tài sản quốc gia.
Đăng Hưng
Các tin, bài viết khác
-
TPHCM xếp thứ 3 toàn quốc về chuyển đổi số
-
Cần phát triển các ứng dụng lưu trữ dữ liệu
-
Chuỗi sự kiện về an toàn thông tin khu vực phía Nam
-
Nhiều nguy cơ từ tiền mã hóa
-
Tây Ninh đẩy mạnh chuyển đối số
-
Viettel đạt mức tăng trưởng cao nhất trong 4 năm trở lại đây
-
Chuyển đổi số phải là công cụ quan trọng trong xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ
-
An toàn cho công nghệ lên đám mây
-
Tiếp tục Chương trình tăng tốc khởi nghiệp SIHUB – EXPARA Accelerator mùa 4
-
Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu, đổi mới sáng tạo