“Rộng cửa” cho người tự ứng cử đại biểu Quốc hội

Ông Hầu A Lềnh, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam, vừa có cuộc trao đổi với báo chí xung quanh việc giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XV và giám sát của mặt trận để đảm bảo tiêu chuẩn của các đại biểu.

Ông Hầu A Lềnh, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

* PHÓNG VIÊN: Thưa ông, kết thúc hội nghị hiệp thương lần thứ nhất, một số tỉnh thành phố đã dự kiến số lượng cụ thể những người tự ứng cử ĐBQH khóa XV. Xin ông cho biết, quy trình dành cho những người tự ứng cử?

- Ông HẦU A LỀNH: Việc tự ứng cử ĐBQH đã có các quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Trong Chỉ thị 45 của Bộ Chính trị về lãnh đạo cuộc bầu cử ĐBQH khóa XV và bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 cũng đã nêu rất rõ là tất cả mọi công dân Việt Nam đủ điều kiện đều có quyền ứng cử. Theo đó, các đại biểu tự ứng cử, viết đơn gửi đến ủy ban bầu cử các cấp gồm đơn xin ứng cử, hồ sơ. Trên cơ sở đó, ủy ban bầu cử sẽ xem xét và thống nhất với MTTQ đưa ra các hội nghị hiệp thương để thỏa thuận, thống nhất. Bắt đầu từ hiệp thương lần thứ hai trở đi, mặt trận sẽ hiệp thương danh sách gồm những người được các cơ quan, đơn vị giới thiệu và những người tự ứng cử.

Đối với cán bộ, công nhân viên chức tự ứng cử trong bộ máy nhà nước thì theo quy định phải được cơ quan, đơn vị quản lý xác nhận đồng ý thì cá nhân mới tiếp tục nộp hồ sơ đó.

* Việc thẩm định hồ sơ đối với người tự ứng cử được thực hiện ra sao?

- Việc thẩm định hồ sơ đối với người tự ứng cử được thực hiện đồng thời với những người được các cơ quan, tổ chức, đơn vị giới thiệu ứng cử ĐBQH. Quy trình thẩm định đều như nhau về tiêu chuẩn, lý lịch hiện nay, vấn đề liên quan đến pháp luật (nếu có), ý kiến phản ánh của nhân dân, vấn đề cần phải làm rõ hay xác minh...

* Những người tự ứng cử được tạo điều kiện thuận lợi hơn không, thưa ông? 

- Tất cả các khóa bầu cử ĐBQH và đại biểu HĐND các cấp từ trước đến nay luôn tạo điều kiện thuận lợi cho những người tự ứng cử vì ứng cử là quyền của công dân. Tất cả các ứng viên đều cùng chung thủ tục hồ sơ, quy trình và các cơ quan nhà nước có trách nhiệm đứng ra để tạo điều kiện cho người ứng cử được tham gia. Tôi khẳng định quyền tự ứng cử không bị hạn chế, người ứng cử đều có quyền lợi như nhau. 

* Theo cơ cấu, tỷ lệ dành cho người tự ứng cử là bao nhiêu?

- Trong Nghị quyết 1185 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, dự kiến tỷ lệ người ngoài Đảng ứng cử ĐBQH là 5-10%. Bên cạnh đó có các cơ cấu kết hợp khác như nữ, tuổi trẻ, cán bộ nghiên cứu khoa học, trí thức... Nếu tính trên tổng số 500 đại biểu được bầu thì có khoảng 25 - 50 đại biểu. 

Hiện, sau hiệp thương lần thứ nhất, tỷ lệ này chưa đạt được 10% mà mới được hơn 7%. Đây là điều chỉnh lần một, còn sau hội nghị hiệp thương lần hai có thể bổ sung điều chỉnh thêm, tỷ lệ phấn đấu là 5-10%. Như vậy, vẫn “rộng cửa” để cho người tự ứng cử tham gia Quốc hội.

Theo báo cáo kết quả hiệp thương lần thứ nhất của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, mới có 5 tỉnh thành dự kiến có đại biểu tự ứng cử. Hiện đang là bước giới thiệu của của các cơ quan, đơn vị. Những người tự ứng cử mới dự kiến làm hồ sơ, do đó, chúng ta chưa rõ chính xác bao nhiêu trường hợp ứng cử. Hiện ở 5 tỉnh thành trên đã có người đến xin hồ sơ để làm thủ tục nhưng chỉ khi người tự ứng cử nộp hồ sơ thì mới biết số lượng là bao nhiêu.

* Thưa ông, ở Quốc hội khóa trước, một số trường hợp đại biểu vi phạm về quốc tịch, lần này mặt trận sẽ tham gia giám sát vấn đề này như thế nào?

- Mặt trận sẽ tổ chức giám sát và thành lập các đoàn giám sát gồm có đoàn giám sát do Hội đồng Bầu cử quốc gia phân công và đoàn giám sát riêng của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam. Từ ngày 5-3, chúng tôi sẽ giám sát đợt 1. Có rất nhiều nội dung giám sát, trong đó có giám sát về tiêu chuẩn của các đại biểu được giới thiệu, gồm cả hồ sơ của người ứng cử ĐBQH và vấn đề quốc tịch. Trong các đợt giám sát, tất cả các vấn đề liên quan đến người ứng cử ĐBQH đều được lưu ý, nhưng vấn đề quốc tịch sẽ được rút kinh nghiệm rất sâu sắc. Nguyên tắc là những gì vướng mắc ở Quốc hội khóa trước thì phải lưu ý trong khóa này. 

* Việc vận động bầu cử cần được tiến hành như thế nào để bảo đảm công bằng, lành mạnh. Như các hoạt động từ thiện của các ứng cử viên, cần được kiểm soát ra sao? 

- Để tạo cơ hội cho các ứng cử viên trong vận động bầu cử, các cơ quan nhà nước có trách nhiệm tổ chức các hội nghị để các đại biểu tiếp xúc cử tri nơi dự kiến được bầu. Còn những hoạt động khác cá nhân người ứng cử không báo cáo hoặc làm tự phát, nếu không đúng quy định pháp luật thì phải tự chịu trách nhiệm. MTTQ cũng sẽ lưu ý việc thực hiện nghiêm các quy định, hướng dẫn về vấn đề này. 

Thực tế, Quốc hội 2 nhiệm kỳ qua đã có dư luận về những trường hợp đại biểu doanh nhân trước khi bầu cử thì có những hoạt động từ thiện, sau đó bị phát hiện có nhiều sai phạm. Theo tôi, các đại biểu cần thực hiện đúng quy định về tiếp xúc với cử tri. Đảng, Nhà nước, pháp luật quy định không được phép thì các ứng cử viên của Quốc hội khóa XV này nên thực hiện nghiêm túc.

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam và Thế giới

Hai tàu hải quân New Zealand thăm hữu nghị Việt Nam

Hai tàu hải quân New Zealand thăm hữu nghị Việt Nam

Trưa 24-9, hai tàu hải quân New Zealand gồm tàu hộ vệ tên lửa HMNZS Te Mana và tàu tiếp tế HMNZS Aotearoa do Chuẩn Đô đốc James Gilmmour, Tư lệnh Liên quân New Zealand dẫn đầu đã cập Cảng quốc tế TPHCM, bắt đầu chuyến thăm hữu nghị Việt Nam trong 5 ngày.

Cải cách hành chính

TP Thủ Đức: Hoàn thiện 15 phòng, ban chuyên môn và 1 trung tâm hành chính

Căn cứ Nghị quyết 98 của Quốc hội, kỳ họp lần thứ 11 HĐND TPHCM vừa thông qua nghị quyết về cơ cấu tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ các tổ chức hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND TP Thủ Đức. Liên quan đến vấn đề này, PV Báo SGGP có cuộc trao đổi với Chủ tịch UBND TP Thủ Đức Hoàng Tùng.

ĐẠI HỘI ĐẢNG CÁC CẤP

Cử tri có thêm thông tin để lựa chọn người xứng đáng

Cử tri có thêm thông tin để lựa chọn người xứng đáng

Những người ứng cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XV và ĐB HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 đang bước vào đợt vận động bầu cử. Trao đổi với phóng viên Báo SGGP, bà Tô Thị Bích Châu, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy TPHCM, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TPHCM khẳng định, MTTQ các cấp sẽ hỗ trợ tối đa, tạo điều kiện để các ứng viên có cơ hội được trình bày chương trình hành động của mình. Qua đó, cử tri có thêm thông tin để lựa chọn người xứng đáng.
Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TPHCM Tô Thị Bích Châu tiếp nhận quà của Tổng Lãnh sự Thái Lan tại TPHCM giúp đỡ người dân miền Trung khắc phục hậu quả bão lụt trong năm 2020

Đại hội XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam: Thúc đẩy tinh thần Đổi mới ngày càng sâu rộng

Trong suốt thời gian từ ngày 25-1 đến ngày 1-2-2021, Đại hội lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐSCVN) đã diễn ra thành công tốt đẹp ở Thủ đô Hà Nội. Tôi xin chúc mừng Việt Nam đã đạt được những thành tựu tại kỳ Đại hội này. Đây là dấu mốc ý nghĩa và quan trọng trong lịch sử và sự phát triển đất nước, thúc đẩy tinh thần Đổi mới ngày càng sâu rộng.
Sớm đưa Nghị quyết Đại hội XIII vào cuộc sống

Sớm đưa Nghị quyết Đại hội XIII vào cuộc sống

Đại hội XIII của Đảng đã thành công tốt đẹp. Đặc biệt, với trách nhiệm của người đứng đầu địa phương, người đảng viên, nhiều đại biểu đều khẳng định sẽ quyết tâm đưa nghị quyết Đại hội sớm đi vào cuộc sống. Phóng viên Báo SGGP ghi nhận một số ý kiến.
Quang cảnh Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Kết quả Đại hội XIII phản ánh thành tựu lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam

Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về lễ bế mạc Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng như các kết quả bầu Bộ Chính trị, Tổng Bí thư, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương khóa XIII, trong đó nhấn mạnh việc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục được tín nhiệm bầu giữ cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.