Suốt đời học Bác

Sinh ra và lớn lên trên quê hương cố đô Ninh Bình có truyền thống yêu nước, khi vừa tròn 18 tuổi, chàng trai Đặng Trung Thành tình nguyện vào bộ đội. Đầu năm 1968, sau khi huấn luyện đặc công, anh cùng đồng đội vượt Trường Sơn vào Nam đánh Mỹ. Anh kể: “Chuyến vượt Trường Sơn vất vả vì phải đi bộ xuyên từ Trường Sơn Đông sang Trường Sơn Tây qua ba nước Đông Dương. Ngày ấy, cứ nghĩ đến Bác là không ai bảo ai, tất cả cán bộ, chiến sĩ chúng tôi đều thầm hứa phải sống, chiến đấu dũng cảm để xứng đáng là bộ đội Cụ Hồ…”.
Suốt đời học Bác

Sinh ra và lớn lên trên quê hương cố đô Ninh Bình có truyền thống yêu nước, khi vừa tròn 18 tuổi, chàng trai Đặng Trung Thành tình nguyện vào bộ đội. Đầu năm 1968, sau khi huấn luyện đặc công, anh cùng đồng đội vượt Trường Sơn vào Nam đánh Mỹ. Anh kể: “Chuyến vượt Trường Sơn vất vả vì phải đi bộ xuyên từ Trường Sơn Đông sang Trường Sơn Tây qua ba nước Đông Dương. Ngày ấy, cứ nghĩ đến Bác là không ai bảo ai, tất cả cán bộ, chiến sĩ chúng tôi đều thầm hứa phải sống, chiến đấu dũng cảm để xứng đáng là bộ đội Cụ Hồ…”.

Đại tá Đặng Trung Thành trao đổi cùng một đồng đội trong Hội CCB quận 12, TPHCM.

Đại tá Đặng Trung Thành trao đổi cùng một đồng đội trong Hội CCB quận 12, TPHCM.

Sau 38 năm làm lính đặc công “xuất quỷ nhập thần”, từ một chàng tân binh trẻ đầy nhiệt huyết năm nào, Đặng Trung Thành đã trở thành vị đại tá dày dạn kinh nghiệm chiến trường và là vị chỉ huy tài ba với chức danh Phó Tham mưu trưởng Binh chủng Đặc công thuộc Bộ Tư lệnh Đặc công.

Suốt cuộc đời binh nghiệp của mình, ông đã từng tham gia hàng trăm trận đánh lớn nhỏ, trong đó ông nhớ nhất là những cuộc hành quân vượt Trường Sơn vào Nam đánh Mỹ, rồi ông bộc bạch: “Lúc nào Bác cũng là gương sáng soi đường cho chúng tôi đi, lúc đó thế hệ chúng tôi tự hào vì được gọi là thế hệ con cháu Bác Hồ. Với tôi, những người lính đã từng dũng cảm vượt Trường Sơn vào Nam đánh Mỹ, ai cũng đều xứng đáng là anh hùng chứ không chỉ riêng tôi…”.

 Sau khi nghỉ hưu trở về địa phương, đại tá Đặng Trung Thành vẫn tiếp tục tham gia các mặt công tác tại địa phương. Với uy tín của người lính Cụ Hồ, ông được dân yêu quý, chính quyền địa phương tin tưởng. Từ năm 2007 đến nay, ông được tín nhiệm bầu làm Chủ tịch Hội Cựu chiến binh (CCB) quận 12.

Ở cương vị mới, ông vẫn phát huy tinh thần chủ động tiến công của người lính, tích cực vận động CCB đóng góp 110 triệu đồng xây nhà tình nghĩa, nhà tình thương cho đồng đội và dân nghèo; giúp đỡ 22 hội viên thoát nghèo; vận động CCB tham gia phong trào “Nuôi heo đất” tiết kiệm được 12 triệu đồng giúp người nghèo. Đặc biệt, ông còn cùng Ban Chấp hành Hội CCB quận 12 vận động hơn 3.000 CCB trên địa bàn thực hiện phong trào “Vì cộng đồng”, mỗi CCB mỗi ngày tiết kiệm 1.000 đồng. Nhờ sự hưởng ứng tích cực của hơn 3.000 hội viên CCB quận 12, hội đã thu được 1,2 tỷ đồng.

Ông tâm sự: “Đến nay, tôi vẫn luôn học Bác và lấy tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh làm kim chỉ nam soi đường cho mọi hành động…”. Mới đây, ông được Thành ủy TPHCM tặng bằng khen vì đạt thành tích xuất sắc trong việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Riêng Hội CCB quận 12 đã 6 năm liền đạt danh hiệu đơn vị xuất sắc và là một trong lá cờ đầu của Hội CCB TPHCM.

MINH YẾN

Tin cùng chuyên mục