Ung thư cổ tử cung (UTCTC) đang khiến không ít phụ nữ lo ngại bởi nguy cơ mắc bệnh cao, khả năng biến chứng phức tạp và thường dẫn đến tử vong. Trong khi đó, công tác điều trị, phòng ngừa vẫn còn rất hạn chế và khó tiếp cận. Các loại vaccine phòng ngừa vẫn ở mức giá cao, nhiều phụ nữ các vùng nông thôn chưa đủ điều kiện.
Theo Hội Ung thư Việt Nam, ước tính mỗi năm có tới hơn 7.000 phụ nữ mắc mới và hơn 3.300 ca tử vong do UTCTC. Theo Bệnh viện Ung bướu TPHCM, qua khảo sát ung thư quần thể tại TPHCM cho thấy, UTCTC thường gặp ở nữ giới, với tỷ lệ 16,5/100.000 dân. Riêng tại Bệnh viện Ung bướu TPHCM mỗi năm có hơn 1.000 trường hợp UTCTC mới nhập viện và điều trị, gần phân nửa trong số này đã vào giai đoạn cuối. Theo bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phượng, nguyên Giám đốc Bệnh viện Từ Dũ TPHCM, tỷ lệ UTCTC cao thường rơi vào những phụ nữ không có chương trình tầm soát ung thư, đặc biệt là phụ nữ có liên quan đến nhóm nhiễm virus HPV (gây UTCTC). Theo bác sĩ Phượng, đa số phụ nữ ở nước ta chưa thực sự quan tâm đến việc phòng ngừa, sàng lọc nên số lượng mắc UTCTC cao. Phần lớn các trường hợp đến thăm khám khi triệu chứng bệnh đã bước sang giai đoạn cuối. Tại TPHCM có hơn 3 triệu phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, nhưng mỗi năm tại Bệnh viện Từ Dũ, Bệnh viện Hùng Vương và các bệnh viện sản tư nhân khác chỉ làm sàng lọc cho khoảng 300.000 người.
Các chuyên gia về ung thư cho biết, thực tế một số phụ nữ có thể đã bị UTCTC nhưng không biết, vì trong giai đoạn đầu bệnh này không có triệu chứng. Đây là nguyên nhân khiến số bệnh nhân bị căn bệnh này tăng cao. Trong đó, 90% các trường hợp UTCTC đều xảy ra trước tuổi 35 - 40. Thời gian trung bình để cho ung thư tiến triển thành ung thư xâm lấn kéo dài khoảng 10 - 20 năm, và chỉ có một tỷ lệ rất nhỏ UTCTC diễn tiến thành ung thư xâm lấn, nếu không điều trị. Theo nghiên cứu của BS Lưu Văn Minh cùng cộng sự của BV Ung bướu TPHCM, một phần trường hợp UTCTC nhập viện ở giai đoạn đầu, khối ung thư còn khu trú tại chỗ, tại vùng ít biến chứng di căn và phương pháp điều trị chủ yếu là phẫu trị và xạ trị. Các chuyên gia y tế lo ngại tỷ lệ phụ nữ bị UTCTC ở Việt Nam không chỉ đang tăng cao qua các năm, mà còn có xu hướng trẻ hóa. Theo y văn thế giới, UTCTC thường gặp trong giới hạn tuổi 48 - 55 và mức trung bình 53 tuổi. Tuy nhiên, ở Việt Nam, theo thống kê của Bệnh viện Ung bướu TPHCM, tuổi thường gặp 40 - 49. Điều đáng nói hầu hết trường hợp bệnh nhân đều thuộc diện nghèo, trình độ văn hóa thấp. Chính vì vậy, nhiều người có nhận thức không đúng về bệnh tật và điều kiện được thăm khám cũng khó khăn nên bệnh thường được chẩn đoán ở giai đoạn muộn và đó cũng là lý do khiến tỷ lệ UTCTC được chẩn đoán sớm thấp, điều trị khó khăn và tử vong cao.
Một vấn đề đáng quan ngại nữa, đó là qua khảo cứu trên hàng trăm bệnh nhân cho thấy, trong khi ở các nước phát triển, phụ nữ bị UTCTC có nguyên nhân gần gũi nhiều bạn tình, gái mại dâm, thì ở Việt Nam lại chủ yếu là “một vợ một chồng” nhưng thường gặp ở những phụ nữ có đông con (40% có trên 5 con)… Bên cạnh đó, thực tế cho thấy phần lớn phụ nữ hiện nay chưa chú trọng đến việc tầm soát ung thư phụ khoa. Theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, phụ nữ từ 15 tuổi trở lên nên khám phụ khoa 6 tháng/lần và làm các xét nghiệm tầm soát. Tuy nhiên, hiện tỷ lệ phụ nữ được tầm soát vẫn còn rất hạn chế. Chính vì vậy mà các chuyên gia y tế khuyến cáo phụ nữ cần lưu ý các triệu chứng lâm sàng điển hình của UTCTC để tầm soát như xuất huyết âm đạo bất thường, chảy máu sau giao hợp, rong kinh và các biểu hiện khác n
QUỲNH CHI