Tảo mọc dày ở Nam cực

Nhiều nơi tại bán đảo Nam cực đang đổi màu vì “mảng xanh” do tảo gây ra và dự kiến tình trạng này sẽ lan rộng với sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu. 
 Tảo xanh xuất hiện nhiều ở Nam cực do nhiệt độ trái đất tăng
Tảo xanh xuất hiện nhiều ở Nam cực do nhiệt độ trái đất tăng

Theo nghiên cứu mới nhất, Nam cực thường được coi là nơi không có đời sống thực vật, các nhà nghiên cứu từ Đại học Cambridge và công trình khảo sát Nam cực của Anh đã kết hợp hình ảnh vệ tinh với các quan sát trên mặt đất để phát hiện mức độ tảo xanh hiện tại ở lục địa này.

Họ đã xác định được hơn 1.600 loài tảo xanh riêng biệt nở trên tuyết trên khắp vùng bán đảo Nam cực, với diện tích bề mặt tổng cộng là 1,9km². Các tính toán của nhóm nghiên cứu ước tính, tảo trên bán đảo Nam cực hiện đang hấp thụ mức CO2 tương đương với lượng khí thải của khoảng 875.000 ô tô.

Các công trình nghiên cứu cho thấy các vùng cực đang nóng lên nhanh hơn nhiều so với những phần khác của hành tinh và nhóm nghiên cứu dự đoán rằng các khu vực ven biển ở Nam cực nhiệt độ sẽ tăng nhanh hơn nữa trong thời gian tới. Mặc dù nhiều tảo có nghĩa là hấp thụ nhiều CO2 hơn, nhưng ngược lại thực vật ít phản chiếu lượng nhiệt của mặt trời từ bề mặt trái đất, do đó, nhiệt lượng hấp thu vào trái đất sẽ tăng.

Các nghiên cứu cho thấy, nếu tuyết trắng phản chiếu đến 80% lượng bức xạ mặt trời chiếu vào thì đối với tuyết màu xanh lá cây của tảo, con số này chỉ là gần 45%.


Tin cùng chuyên mục