Tạo niềm tin cho người tiêu dùng

Thương mại điện tử (TMĐT) nước ta có tốc độ phát triển khá nhanh. Năm 2009, Việt Nam có tới hơn 9.300 website B2C (hình thức doanh nghiệp (DN) bán hàng cho người mua) và gần 3.000 website B2B (DN bán hàng cho DN), tăng 20% so với năm 2008.

Thương mại điện tử (TMĐT) nước ta có tốc độ phát triển khá nhanh. Năm 2009, Việt Nam có tới hơn 9.300 website B2C (hình thức doanh nghiệp (DN) bán hàng cho người mua) và gần 3.000 website B2B (DN bán hàng cho DN), tăng 20% so với năm 2008.

Qua khảo sát hơn 8000 DN của Cục Thống kê TPHCM, thành phố có tới 91,6% DN có Internet; 70,4% số DN có thực hiện giao dịch TMĐT (30,6% thông qua website riêng, 2,3% thông qua sàn giao dịch, 61,5% qua email. Đó là DN, còn ở hộ gia đình, tuy có tới 91% hộ gia đình tại TPHCM kết nối Internet, nhưng chỉ 11% người dùng thực hiện giao dịch mua bán hàng hóa (77,9% dùng tiền mặt; 17,5% chuyển khoản ngân hàng, 16,6% dùng thanh toán trực tuyến) chứng tỏ người sử dụng internet vẫn rất dè dặt với TMĐT.

Theo ông Trần Viết Quân, Giám đốc Công ty Netflower (bán hàng trực tuyến), ngoài những khó khăn về hành lang pháp lý, nhận thức của DN, người dân về sự tiện lợi của TMĐT… lý do lớn nhất khiến DN, người dùng chưa mặn mà với TMĐT là “thiếu niềm tin”!

Thực tế, nhiều DN sử dụng TMĐT nhưng chưa có đủ nguồn nhân sự đáp ứng cho việc vận hành hệ thống TMĐT. Hầu hết các DN sử dụng TMĐT tập trung vào giới thiệu sản phẩm, cấu trúc “chợ” sơ  sài… thay vì đầu tư hệ thống chuyên nghiệp. Do vậy, để tạo lòng tin với người tiêu dùng, trước hết DN phải tạo ấn tượng tốt trên website: cách thức trình bày sản phẩm, hệ thống thanh toán đầy đủ, công bố quy trình bảo hành, số liệu về sản phẩm chi tiết, rõ ràng… 

Ngoài việc tạo uy tín về “bộ mặt”, chất lượng sản phẩm, không ít  DN chưa quan tâm nhiều tới việc thanh toán trực tuyến. Thực tế, một số ngân hàng ở Việt Nam đã tích hợp việc thanh toán trực tuyến vào hệ thống của mình, nhưng số DN TMĐT sử dụng rất ít, khiến người sử dụng các loại thẻ ngân hàng (tín dụng, ATM, trừ nợ…) vẫn chưa hiểu và sử dụng hết chức năng của thẻ mình đang sử dụng. Ngoài ra, hiện nước ta cũng có Trung tâm phát triển TMĐT Trust.vn, thành viên của tổ chức cấp giấy chứng nhận uy tín cho các website TMĐT tại Châu Á – Thái Bình Dương (Ata) nhưng DN Việt Nam còn thời ơ với việc tham gia Trust.vn.

Chính vì thế để phát triển TMĐT hay nói khác để tạo lòng tin của người tiêu dùng, cần có một sự phối hợp và phát triển tổng thể từ cơ quan nhà nước, ngân hàng và các DN TMĐT, nhằm mang lại cho người tiêu dùng dịch vụ tốt nhất (hình ảnh, thông tin cung cấp, chất lượng sản phẩm, hậu mãi…), xây dựng niềm tin cho người sử dụng. Tạo được niềm tin, uy tín, mới là tạo nền móng vững chắc để TMĐT Việt Nam phát triển

TRẦN QUÂN

Tin cùng chuyên mục