Thành lập Chi hội Triết học thuộc Học viện Chính trị khu vực II

Đại hội đã biểu quyết Ban Chấp hành gồm 5 thành viên, do Tiến sĩ Thân Ngọc Anh (Trưởng khoa Triết học thuộc HVCTKVII) làm Chi hội trưởng.
GS.TS Lê Hữu Nghĩa, Chủ tịch Hội Triết học Việt Nam phát biểu tại đại hội
GS.TS Lê Hữu Nghĩa, Chủ tịch Hội Triết học Việt Nam phát biểu tại đại hội

Sáng ngày 18-4, Học viện Chính trị khu vực II (HVCTKVII) đã tổ chức Đại hội thành lập Chi hội Triết học nhằm tăng cường sự đoàn kết, tập hợp rộng rãi các nghiên cứu viên, giảng viên Triết học đã và đang làm công tác nghiên cứu, giảng dạy Triết học tại HVCTKVII. Đồng thời mở rộng giao lưu, kết nối với các học viện, trường đại học, Trung tâm nghiên cứu Triết học trên địa bàn TPHCM, các tỉnh, thành phía Nam để trao đổi, học hỏi lẫn nhau về chuyên môn Triết học, nâng cao trình độ chuyên môn, phục vụ cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.

Tham dự và chỉ đạo đại hội có GS.TS Lê Hữu Nghĩa, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội Triết học Việt Nam; PGS.TS Nguyễn Quốc Dũng, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Bí thư Đảng uỷ, Giám đốc HVCTKVII; cùng lãnh đạo các ban, khoa của HVCTKVII.

Chi hội Triết học được thành lập với 17 thành viên đầu tiên là các giảng viên khoa Triết học của HVCTKVII, Học viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học An ninh nhân dân (TPHCM), Trường Đại học Cảnh sát nhân dân (TPHCM), Trường Đại học Trần Đại Nghĩa…

Đại hội thành lập Chi hội Triết học của Học viện Chính trị khu vực II sáng 18-4

Đại hội thành lập Chi hội Triết học của Học viện Chính trị khu vực II sáng 18-4

Đại hội đã biểu quyết Ban Chấp hành gồm 5 thành viên, do Tiến sĩ Thân Ngọc Anh (Trưởng khoa Triết học thuộc HVCTKVII) làm Chi hội trưởng. Theo đó, Chi hội sẽ tập trung vào hoạt động nghiên cứu, báo cáo và giảng dạy các nội dung của lịch sử Triết học phương Đông, lịch sử Triết học phương Tây, lịch sử tư tưởng Việt Nam, triết học Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cũng như quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của một số nước trên thế giới; quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng Cộng sản Việt Nam và nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; các trào lưu Triết học hiện đại…

Chi hội sẽ tham gia, thực hiện đầy đủ các nội dung, chủ đề mà Hội Triết học Việt Nam đưa ra. Bên cạnh đó, Chi hội cùng với Hội Triết học Việt Nam và HVCTKVII tham gia viết bài tọa đàm, hội thảo khoa học, thực hiện đề tài các cấp phù hợp với lĩnh vực Triết học; chủ động đưa ra các chủ đề tọa đàm, hội thảo, nghiên cứu khoa học theo định kỳ và thời gian phù hợp. Các nội dung trao đổi, thảo luận, nghiên cứu hướng đến củng cố, trau dồi thêm tri thức triết học, vận dụng những kiến thức nghiên cứu vào giảng dạy các môn liên quan đến Triết học, đặc biệt là môn Triết học Mác – Lênin. Chi hội cũng sẽ chủ động liên hệ với các học viện, các trường, Ban Tuyên giáo các địa phương để chia sẻ các tài liệu, trao đổi kinh nghiệm, hỗ trợ và giúp đỡ lẫn nhau, nâng cao hiệu quả hoạt động của công tác nghiên cứu, giảng dạy Triết học, góp phần vào công cuộc bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước.

Ngoài ra, Chi hội sẽ cố vấn, bồi dưỡng, hỗ trợ hội viên, đặc biệt là những nghiên cứu viên, giảng viên trẻ, trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học; sẽ kết hợp nhuần nhuyễn giữa nghiên cứu và đào tạo để phát huy hơn nữa thế mạnh của Học Viện Chính trị khu vực II là đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ khoa học lý luận chính trị.

Tin cùng chuyên mục