TPHCM: Đề xuất hỗ trợ 100% lương cơ sở cho giáo viên tiểu học mới ra trường

Sáng 7-2, thông tin từ Phòng Giáo dục tiểu học, Sở GD-ĐT TPHCM cho biết, năm học 2022-2023, TPHCM có 491 trường tiểu học công lập và 77 trường ngoài công lập với tổng số 663.426 học sinh. Căn cứ theo Điều lệ Trường tiểu học, thành phố thiếu 3.643 giáo viên tiểu học với hơn 1.700 phòng học cần được bổ sung mới.

Theo một lãnh đạo Phòng Giáo dục tiểu học, do còn thiếu 3.643 giáo viên, tương đương 12,8% số lượng giáo viên cần có nên đồng nghĩa mỗi giáo viên hiện nay phải choàng gánh công việc nhiều hơn 12,8% so với số lượng công việc thực tế mà họ đảm nhận.

Từ năm học 2020-2021 đến nay, có 219 cán bộ quản lý và 2.483 giáo viên rời khỏi ngành giáo dục với nhiều lý do như về hưu, nghỉ việc, bỏ việc, mất vì bệnh.

Chỉ tính riêng năm học 2022-2023, việc tuyển dụng giáo viên thiếu ở tất cả vị trí gồm: giáo viên nhiều môn cần tuyển 1.166 người nhưng chỉ tuyển được 662 giáo viên; giáo viên Mĩ thuật cần tuyển 233 người nhưng chỉ tuyển được 20 giáo viên; giáo viên Âm nhạc cần tuyển 231 người nhưng chỉ tuyển được 31 giáo viên; giáo viên Giáo dục thể chất cần tuyển 232 người nhưng chỉ tuyển được 83 giáo viên; giáo viên Tin học cần tuyển 363 người nhưng chỉ tuyển được 41 giáo viên; giáo viên Ngoại ngữ cần tuyển 642 người nhưng chỉ tuyển được 165 giáo viên...

Hiện nay, nhu cầu tuyển dụng giáo viên Ngoại ngữ rất cao nhưng số lượng tuyển dụng được chỉ xấp xỉ 25% nhu cầu.

TPHCM: Đề xuất hỗ trợ 100% lương cơ sở cho giáo viên tiểu học mới ra trường ảnh 1

Học sinh Trường Tiểu học Nguyễn Văn Ngỡi (TP Thủ Đức) trong một tiết học trên lớp

Về chế độ chính sách cho giáo viên, Sở GD-ĐT TPHCM nhìn nhận, giáo viên tiểu học có đặc thù dạy nhiều môn, kiêm nhiệm nhiều chức danh khác trong trường.

Trong khi đó, quy định hiện nay số tiết nghĩa vụ của giáo viên tiểu học là 23 tiết/tuần, kể cả giáo viên chủ nhiệm hay giáo viên bộ môn. Ngoài công việc dạy chính khóa, giáo viên còn tham gia nhiều hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động ngoại khóa cho học sinh, hỗ trợ công tác Đoàn - Đội, các phong trào hay hội thi của trường...

Đặc biệt, khi bắt đầu triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, hoạt động dạy buổi 2 trở thành bắt buộc và không được thu phí khiến giáo viên không có thêm thu nhập từ dạy buổi 2.

Từ thực tế đó, Sở GD-ĐT TPHCM đề xuất các chính sách hỗ trợ thu nhập giáo viên như tăng thêm 25% lương cơ bản, trợ cấp khuyến khích giáo viên có trình độ chuyên môn công tác tại các trường công lập.

Riêng đối với giáo viên mới ra trường và nhân viên y tế, văn thư, kế toán, thư viện được tuyển dụng mới được hỗ trợ thêm thu nhập trong 3 năm đầu tiên công tác ở các mức: 100% lương cơ sở/người/tháng ở năm thứ nhất; 70% lương cơ sở/người/tháng ở năm thứ hai và 50% lương cơ sở/người/tháng ở năm thứ ba công tác.

Từ năm thứ tư trở đi thực hiện chế độ tiền lương theo quy định hiện hành.

Song song đó, sở này cũng đề xuất TPHCM tính toán học phí buổi 2 để bù đắp sức lao động cho giáo viên. Theo đó, học phí buổi thứ 2 được tính dựa trên quy định mức học phí tham chiếu ở cấp tiểu học.

Tin cùng chuyên mục

Đọc nhiều nhất

Kiến nghị lùi thời gian lựa chọn danh mục sách giáo khoa

Kiến nghị lùi thời gian lựa chọn danh mục sách giáo khoa

Sáng 27-3, Đoàn giám sát của Quốc hội do đồng chí Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội dẫn đầu đã có buổi làm việc với Thường trực UBND TPHCM về việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa (SGK) giáo dục phổ thông trên địa bàn TPHCM.

Hướng nghiệp - tuyển sinh

Giáo dục hội nhập

Ra mắt chương trình “Chào tiếng Việt” và phát động cuộc thi “Tìm kiếm sứ giả tiếng Việt ở nước ngoài 2023”

Tối 31-3, tại Hà Nội, Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam (NXBGD) phối hợp với Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (Bộ Ngoại giao) và Ban Truyền hình đối ngoại (Đài Truyền hình Việt Nam) tổ chức lễ ra mắt chương trình truyền hình “Chào tiếng Việt” và phát động cuộc thi “Tìm kiếm sứ giả tiếng Việt ở nước ngoài năm 2023”.

Giải thưởng võ trường toản

Giải thưởng Võ Trường Toản: 25 năm chở trọn đạo người Thầy longform

Nghề giáo được ví như nghề đưa đò, chuyên chở học trò đến bến bờ tri thức; dẫn đường, khai mở hành trình thành nhân, lập nghiệp. Trên hành trình ấy, người thầy chịu biết bao trở lực, thử thách. Năm 1998, với trách nhiệm xã hội của mình, Báo SGGP lên ý tưởng tổ chức một giải thưởng dành để tôn vinh người Thầy, giải thưởng lấy tên cụ Võ Trường Toản, người thầy nổi tiếng của đất Sài Gòn - Gia Định xưa, ra đời. Trải qua bao biến thiên của thời cuộc, 1/4 thế kỷ, giải thưởng đã trở thành điểm tựa của biết bao người Thầy.

Học bổng nguyễn văn hưởng

CLB Medseeds tổ chức hoạt động rèn kỹ năng cho sinh viên ngành y

Trong 2 ngày 22 và 23-10, CLB Medseeds (gồm các sinh viên đã và đang được trợ giúp từ Quỹ học bổng Nguyễn Văn Hưởng của Báo SGGP) đã tổ chức 2 buổi thảo luận với chủ đề “Cần chuẩn bị gì để xin học bổng du học” và “Phát triển kỹ năng tư duy phản biện cho sinh viên y khoa”. 

Giải thưởng tôn đức thắng

Viết những ước mơ

Trong hàng ngàn sáng kiến, cải tiến được ứng dụng vào thực tiễn do những công nhân, kỹ sư đoạt Giải thưởng Tôn Đức Thắng thực hiện, có không ít nỗ lực của các nữ công nhân, nữ kỹ sư ngày đêm cần mẫn tìm tòi, nghiên cứu. Nhiều sản phẩm, ý tưởng của các chị được ứng dụng vào thực tiễn, không chỉ mang lại giá trị cho đơn vị mà còn nâng tầm sản phẩm Việt.