Ban tổ chức đã trao 7 giải nhất ở các hạng mục. Cụ thể, ở hạng mục tác phẩm điện ảnh, phim Ta còn gửi lửa trong than (đạo diễn Phan Minh Sơn, Công ty cổ phần Phim Giải Phóng) đoạt giải nhất; giải nhì thuộc về phim Chuyện của Sam (đạo diễn Trần Đức Long, Trường ĐH Sân khấu - Điện ảnh TPHCM); giải ba thuộc về phim Bãi cát vàng (đạo diễn Đào Minh Uyển, Công ty cổ phần Phim Giải Phóng).
Thể loại tác phẩm mỹ thuật, các giải thưởng đều thuộc về Đại học Mỹ thuật TPHCM. Ban tổ chức đã trao giải nhất cho tác phẩm Góc phố của Trần Quốc Tuấn. Tác phẩm thiết kế bìa sách Những tấm gương ham đọc sách và tự học thời đại Hồ Chí Minh (Nguyễn Văn Minh) và poster Kỷ niệm 127 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (Đỗ Văn Dũng) cùng nhận giải nhì. Ở thể loại múa, giải nhất thuộc về tác phẩm Ký ức lời ru (biên đạo NGƯT Nguyễn Vĩnh Hiển, Trường Múa TPHCM).
Ở hạng mục tác phẩm sân khấu, hoạt cảnh Mười cô gái ngã ba Đồng Lộc (Trường ĐH Sân khấu - điện ảnh TPHCM) đoạt giải nhất; giải nhì thuộc về tiểu phẩm kịch nói Đỉnh cao phía trước (Đại học Văn hóa TPHCM).
Ở loại hình sáng tác ca khúc, ban tổ chức đã trao giải nhất cho tác phẩm Tháng 5 về Làng Sen nhớ Bác của tác giả Dương Tiến Thành (Nhạc viện TPHCM); giải nhì thuộc về tác phẩm Bài ca dâng Bác của Nguyễn Như Ý (Nhạc viện TPHCM).
Ở thể loại quảng bá các tác phẩm, giải nhất thuộc về tác phẩm Sinh viên văn hóa hát về Người của Đại học Văn hóa TPHCM.
Ban tổ chức cũng trao giải nhất hạng mục nghệ sĩ biểu diễn cho nghệ sĩ Đặng Huân Vinh, giải nhì cho nghệ sĩ Lê Thị Thu Hiền (đều thuộc Nhạc viện TPHCM) và giải ba thuộc về Thái Thu Hoài (Đại học Văn hóa TPHCM).
Thể loại tác phẩm mỹ thuật, các giải thưởng đều thuộc về Đại học Mỹ thuật TPHCM. Ban tổ chức đã trao giải nhất cho tác phẩm Góc phố của Trần Quốc Tuấn. Tác phẩm thiết kế bìa sách Những tấm gương ham đọc sách và tự học thời đại Hồ Chí Minh (Nguyễn Văn Minh) và poster Kỷ niệm 127 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (Đỗ Văn Dũng) cùng nhận giải nhì. Ở thể loại múa, giải nhất thuộc về tác phẩm Ký ức lời ru (biên đạo NGƯT Nguyễn Vĩnh Hiển, Trường Múa TPHCM).
Ở hạng mục tác phẩm sân khấu, hoạt cảnh Mười cô gái ngã ba Đồng Lộc (Trường ĐH Sân khấu - điện ảnh TPHCM) đoạt giải nhất; giải nhì thuộc về tiểu phẩm kịch nói Đỉnh cao phía trước (Đại học Văn hóa TPHCM).
Ở loại hình sáng tác ca khúc, ban tổ chức đã trao giải nhất cho tác phẩm Tháng 5 về Làng Sen nhớ Bác của tác giả Dương Tiến Thành (Nhạc viện TPHCM); giải nhì thuộc về tác phẩm Bài ca dâng Bác của Nguyễn Như Ý (Nhạc viện TPHCM).
Ở thể loại quảng bá các tác phẩm, giải nhất thuộc về tác phẩm Sinh viên văn hóa hát về Người của Đại học Văn hóa TPHCM.
Ban tổ chức cũng trao giải nhất hạng mục nghệ sĩ biểu diễn cho nghệ sĩ Đặng Huân Vinh, giải nhì cho nghệ sĩ Lê Thị Thu Hiền (đều thuộc Nhạc viện TPHCM) và giải ba thuộc về Thái Thu Hoài (Đại học Văn hóa TPHCM).
Các tin, bài viết khác
-
Vẹn nguyên giá trị bài học về “trồng cây” - “trồng người”
-
Trao giải cuộc thi trực tuyến về 50 năm thực hiện Di chúc Chủ tịch Hồ Chí Minh
-
Những việc làm thiết thực vì dân - Bài 3: Tình thương và trách nhiệm
-
Những việc làm thiết thực vì dân - Bài 2: Ấm áp những phiên chợ 0 đồng
-
Những việc làm thiết thực vì dân - Bài 1: Thấu tình đạt lý
-
Lan tỏa cách làm sáng tạo
-
Sẻ chia nhỏ, niềm vui lớn
-
Mình có thì giúp người khó
-
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm Nhà lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Huế
-
Tư tưởng Hồ Chí Minh mãi là ngọn cờ quy tụ sức mạnh toàn dân tộc