Tưởng niệm 10 năm ngày mất nhạc sĩ Trần Hoàn

Ngày 13-11, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam tổ chức lễ tưởng niệm 10 năm ngày mất nhạc sĩ Trần Hoàn với sự tham dự của đại diện gia đình cùng đông đảo các nghệ sĩ, người yêu nhạc. Nhạc sĩ Trần Hoàn (tên thật là Nguyễn Tăng Hích, sinh năm 1928, mất năm 2003, quê Hải Lăng, Quảng Trị) tự học nhạc và bắt đầu sáng tác từ năm 16 tuổi. Ông là tác giả của nhiều ca khúc trữ tình nổi tiếng và mang đậm chất dân ca như: Sơn nữ ca, Tìm em, Lời người ra đi, Lời Bác dặn trước lúc đi xa, Kể chuyện người cộng sản, Giữa Mạc Tư Khoa nghe câu hò ví dặm... Ông từng là Bộ trưởng Bộ VH-TT.

(SGGP).- Ngày 13-11, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam tổ chức lễ tưởng niệm 10 năm ngày mất nhạc sĩ Trần Hoàn với sự tham dự của đại diện gia đình cùng đông đảo các nghệ sĩ, người yêu nhạc. Nhạc sĩ Trần Hoàn (tên thật là Nguyễn Tăng Hích, sinh năm 1928, mất năm 2003, quê Hải Lăng, Quảng Trị) tự học nhạc và bắt đầu sáng tác từ năm 16 tuổi. Ông là tác giả của nhiều ca khúc trữ tình nổi tiếng và mang đậm chất dân ca như: Sơn nữ ca, Tìm em, Lời người ra đi, Lời Bác dặn trước lúc đi xa, Kể chuyện người cộng sản, Giữa Mạc Tư Khoa nghe câu hò ví dặm... Ông từng là Bộ trưởng Bộ VH-TT.

Theo nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân, ở Trần Hoàn luôn có hai con người: Trần Hoàn - nhạc sĩ và Trần Hoàn - chiến sĩ. Hai con người đó hòa quyện, bổ trợ cho nhau, tạo nên một nghệ sĩ đích thực, một tài năng âm nhạc hiếm có, hòa chung tình yêu nước, yêu dân với hào khí dân tộc và tâm thế của thời đại. Theo nhà văn Tùng Điển, Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam, dịp này, Hội Văn học-Nghệ thuật Hải Phòng đề nghị được lấy tên nhạc sĩ Trần Hoàn đặt tên một con đường ở Hải Phòng.

MAI AN

Tin cùng chuyên mục