Vẫn còn tình trạng thiếu giáo viên, trường lớp

Chiều 18-8, Bộ GD-ĐT tổ chức hội nghị tổng kết năm học 2022-2023, triển khai nhiệm vụ năm học 2023-2024 toàn ngành.

Dự hội nghị có Thủ tướng Phạm Minh Chính; Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cũng lãnh đạo các bộ ngành, địa phương.

Bộ GD-ĐT tổ chức hội nghị tổng kết năm học 2022-2023, triển khai nhiệm vụ năm học 2023-2024 toàn ngành

Bộ GD-ĐT tổ chức hội nghị tổng kết năm học 2022-2023, triển khai nhiệm vụ năm học 2023-2024 toàn ngành

Tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Ngọc Thưởng báo cáo tổng kết năm học 2022-2023, triển khai nhiệm vụ năm học 2023-2024 cho biết, để từng bước khắc phục tình trạng thừa, thiếu giáo viên, Bộ GD-ĐT đã hướng dẫn các địa phương tuyển dụng được 17.208 giáo viên trong tổng số 65.980 biên chế giáo viên được Bộ Chính trị cho phép bổ sung cho cả giai đoạn 2022-2026.

Đặc biệt, Bộ GD-ĐT trình và được Chính phủ thống nhất thông qua về sự cần thiết ban hành Luật Nhà giáo nhằm hành lang pháp lý để đội ngũ giáo viên yên tâm công tác.

Mạng lưới, quy mô trường, lớp tiếp tục được quan tâm đầu tư. Các địa phương thực hiện rà soát, dồn dịch điểm trường lẻ, sát nhập trường có quy mô nhỏ để tập trung đầu tư, bảo đảm điều kiện để thực hiện chương trình giáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự hội nghị tổng kết năm học 2022-2023, triển khai nhiệm vụ năm học 2023-2024

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự hội nghị tổng kết năm học 2022-2023, triển khai nhiệm vụ

năm học 2023-2024

Toàn ngành tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, chỉ đạo điều hành và trong hoạt động dạy và học.

Bên cạnh những kết quả đạt được, năm học 2022-2023 vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như: Công tác soạn thảo một số văn bản còn chậm tiến độ. Thiếu giáo viên, đặc biệt là giáo viên mầm non tiểu học; thiếu giáo viên môn Tiếng Anh, Tin học đối với tiểu học; môn Âm nhạc, Mỹ thuật đối với THPT khi áp dụng chương trình GDPT 2018. Việc quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông ở một số địa phương còn bất cập; còn tình trạng thiếu trường, thiếu lớp và áp lực tuyển sinh đầu cấp, nhất là tại Hà Nội, TPHCM.

Năm học mới 2023-2024, ngành giáo dục sẽ tập trung thực hiện 12 nhiệm vụ trọng tâm.

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn phát biểu tại hội nghị

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn phát biểu tại hội nghị

Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh, năm học 2022-2023 là một năm học nhiều khó khăn và thách thức với ngành giáo dục, khi vừa phải tiếp tục cùng với cả nước khắc phục, nỗ lực vượt qua khó khăn do hậu quả của đại dịch Covid-19, vừa phải củng cố, nâng cao chất lượng các hoạt động giáo dục và đào tạo; là năm học đầu tiên ngành giáo dục triển khai tổ chức dạy học môn Tiếng Anh, Tin học theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với lớp 3 và triển khai chương trình giáo dục phổ thông đối với cấp THPT. Đây cũng là năm học đánh dấu 10 năm toàn ngành triển khai thực hiện Nghị quyết 29 của Trung ương về đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT…Toàn ngành giáo dục đã hoàn thành kế hoạch năm học 2022-2023, trong đó có nhiều kết quả tích cực.

Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện kế hoạch năm học 2022-2023 vẫn còn một số khó khăn, tồn tại, hạn chế như: tình trạng thiếu giáo viên; tình trạng thiếu trường lớp, quá tải tại các trường học tại các thành phố lớn, các khu đông dân cư; công tác hỗ trợ, tư vấn tâm lý, kỹ năng phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em, học sinh còn chưa thực sự hiệu quả. Tình trạng bạo lực học đường, mất an toàn vệ sinh thực phẩm trong trường học vẫn còn xảy ra gây bức xúc trong dư luận. Vẫn còn đầy thách thức, nhiều khó khăn khác cần tiếp tục nhận diện, có giải pháp phù hợp để khắc phục trong thời gian sắp tới.

Bộ trưởng nhấn mạnh, ngành giáo dục sẽ cùng nhau đánh giá toàn diện việc triển khai nhiệm vụ năm học trong năm vừa qua, những giải pháp khắc phục những vấn đề còn bất cập và các nhiệm vụ lớn để thực hiện thành công kế hoạch năm học và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 của ngành GD-ĐT...

Tin cùng chuyên mục